Ngày 3/1 hằng năm là ''Ngày Lưu trữ Việt Nam''

Luật Lưu trữ (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định ngày 3/1 hằng năm là Ngày Lưu trữ Việt Nam.

Sáng 21/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi), với 457/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 93,84% tổng số đại biểu Quốc hội).

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Theo đó, Luật quy định ngày 3/1 hằng năm là Ngày Lưu trữ Việt Nam. Tài liệu lưu trữ là bằng chứng về hoạt động của Đảng, Nhà nước, xã hội và cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng qua các thời kỳ lịch sử của Việt Nam; tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử, giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; tài liệu lưu trữ số có đầy đủ giá trị pháp lý như thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Đặc biệt tại Điều 8 về “Các hành vi bị nghiêm cấm”, Luật quy định cấm: chuyển giao, cung cấp, hủy trái phép hoặc cố ý làm hư hỏng, mua bán, chiếm đoạt, làm mất tài liệu lưu trữ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước quản lý; làm giả, làm sai lệch nội dung, làm mất tính toàn vẹn của tài liệu lưu trữ và dữ liệu chủ của tài liệu lưu trữ; truy cập, sao chép, chia sẻ trái phép tài liệu lưu trữ, cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; hủy trái phép tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt.

Luật cũng cấm sử dụng tài liệu lưu trữ hoặc lợi dụng hoạt động dịch vụ lưu trữ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng; cản trở quyền tiếp cận, sử dụng hợp pháp tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; mang tài liệu lưu trữ ra nước ngoài, ra ngoài lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử trái quy định của pháp luật.

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định các hoạt động dịch vụ lưu trữ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, vì các hoạt động này không ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hoạt động dịch vụ lưu trữ là hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu, liên quan đến tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn là tư liệu lịch sử của quốc gia, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng về hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có những thông tin mà việc tiếp cận có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nên cần có sự quản lý chặt chẽ.

Hơn nữa, đây không phải là quy định mới mà kế thừa Luật Lưu trữ năm 2011 quy định tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ phải đáp ứng các điều kiện nhất định, thực chất là điều kiện đầu tư kinh doanh. Do đó, việc quy định hoạt động dịch vụ lưu trữ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là phù hợp.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị nghiên cứu không quy định tiêu chí tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt tại dự thảo Luật (Điều 38) mà giao quy định trong văn bản dưới luật để có thể linh hoạt điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

Luật Lưu trữ (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt đông đảo các đại biểu cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 27/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội đã tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong báo cáo chính trị trình đại hội.

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ dân quân, được xếp vào các lực lượng Ban Chỉ huy Quân sự xã, Trung đội Dân quân cơ động, Trung đội Súng máy phòng không 12,7 mm và Binh chủng đảm bảo. Xác định công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới là nhiệm vụ quan trọng, Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua luôn phát huy tinh thần thi đua quyết thắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

Các đồn biên phòng của Lào Cai hội đàm với lực lượng kiểm soát xuất - nhập cảnh Hà Khẩu, Vân Nam (Trung Quốc)

Các đồn biên phòng của Lào Cai hội đàm với lực lượng kiểm soát xuất - nhập cảnh Hà Khẩu, Vân Nam (Trung Quốc)

Sáng 27/3, tại thành phố Lào Cai diễn ra buổi hội đàm định kỳ giữa 4 đồn biên phòng: Bát Xát, Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Mường Khương, Pha Long (Việt Nam) với Trạm Kiểm soát biên phòng xuất - nhập cảnh Hà Khẩu, Vân Nam (Trung Quốc) và các phân trạm đối đẳng.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

fb yt zl tw