Ngày 15-16/7 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ XVI

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai vừa có thông báo về việc tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Theo đó, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 – 2029 sẽ được tổ chức chính thức trong 2 ngày 15 - 16/7/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai.

Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 – 2029 sẽ diễn ra các hoạt động:

Ngày thứ nhất (phiên trù bị), tổ chức dâng hương Nhà bia tưởng niệm Bác Hồ và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; hiệp thương cử đoàn Chủ tịch, thư ký Đại hội...Đặc biệt, trong ngày thứ nhất, sẽ có 3 trung tâm thảo luận với các chủ đề: “Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân và công tác đối ngoại Nhân dân"; “Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và công tác an sinh xã hội"; “Nhiệm vụ, giải pháp trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh và thực hiện dân chủ cơ sở".

Ngày làm việc thứ 2 (phiên chính thức) sẽ diễn ra các hoạt động: Khai mạc Đại hội; báo cáo tóm tắt Dự thảo báo cáo chính trị của Ủy ban MTTQ Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2019 – 2024, phương hướng, mục tiêu và chương trình hành động khoá XVI, nhiệm kỳ 2024 – 2029; các đại biểu tham luận…

Tại Đại hội cũng sẽ hiệp thương cử Ủy ban MTTQ tỉnh khoá XVI, nhiệm kỳ 2024 – 2029; hiệp thương cử đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw