Ngành công nghiệp Thái Lan bên bờ vực khủng hoảng

Ngành công nghiệp Thái Lan đang đứng trên bờ vực khủng hoảng trước những tiến bộ công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc và kế hoạch tăng lương tối thiểu hàng ngày gây tranh cãi. 

Truyền thông Thái Lan đưa tin cho biết, với việc hai ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản là Subaru và Suzuki chuẩn bị ngừng hoạt động sản xuất tại Thái Lan, tình hình đang trở nên xấu đi nhanh chóng.

Tàu chở container hàng hóa. Ảnh minh họa: Tradefinanceglobal.
Tàu chở container hàng hóa. Ảnh minh họa: Tradefinanceglobal.

Theo báo cáo của KKP Research, 1.700 nhà máy của Thái Lan đã đóng cửa kể từ đầu năm ngoái, dẫn đến tình trạng mất việc làm đáng kể. Số nhà máy đóng cửa trung bình hàng tháng đã tăng từ 57 nhà máy vào năm 2021 lên 159 nhà máy vào cuối năm 2023. Xu hướng này cho thấy những thách thức lớn mà các ngành công nghiệp Thái Lan đang phải đối mặt.

Các nhà phân tích cảnh báo việc đóng cửa các công ty lớn sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn nhà cung cấp. Chỉ số Sản xuất (MPI) phản ánh sự suy giảm kéo dài từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2024, càng là bằng chứng rõ ràng hơn cho tình trạng suy thoái công nghiệp.

Sự phục hồi kinh tế vẫn còn chậm chạp sau đại dịch Covid-19, khi các doanh nghiệp địa phương vẫn phải vật lộn với nợ xấu và khả năng tiếp cận các khoản vay mới bị hạn chế. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thông qua bảo lãnh tín dụng, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về tài chính.

Thêm vào đó, kế hoạch tăng mức lương tối thiểu hàng ngày lên 400 baht (11 USD) vào tháng 10 của chính phủ đã làm dấy lên mối lo ngại của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Theo ông Poj Aramwattananont, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể không chịu được việc tăng lương, dẫn đến nguy cơ đóng cửa và sa thải bớt nhân viên.

Báo cáo của KKP Research nhấn mạnh các vấn đề về cơ cấu, như sự chuyển đổi sản xuất từ ô tô động cơ đốt trong sang xe điện, càng làm trầm trọng thêm sự suy giảm trong các lĩnh vực sản xuất truyền thống. Dòng xe điện giá phải chăng của Trung Quốc và các hàng tiêu dùng khác đã làm thâm hụt thương mại của Thái Lan với Trung Quốc ngày càng sâu sắc, làm suy yếu các ngành công nghiệp địa phương.

Khi căng thẳng thương mại toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, Thái Lan phải đối mặt với thêm nhiều thách thức trong lĩnh vực xuất khẩu, có khả năng gây bất ổn hơn nữa cho lĩnh vực sản xuất của nước này. Với việc MPI chỉ tăng trưởng một tháng duy nhất trong hơn một năm, tương lai của ngành công nghiệp Thái Lan hiện khá bấp bênh.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa xác nhận thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã hoàn tất, chỉ còn chờ phê duyệt chính thức từ ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thỏa thuận đề cập đến các mặt hàng chiến lược như đất hiếm, đồng thời tái khẳng định cam kết trao đổi giáo dục giữa hai nước.

Châu Á đối mặt khủng hoảng dân số

Châu Á đối mặt khủng hoảng dân số

Châu Á đang trên đà tiếp bước châu Âu trở thành “lục địa già”, với tỷ lệ sinh thấp ở mức đáng báo động và tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh. Các quốc gia trong khu vực đang tìm giải pháp thích ứng với “cơn sóng thần màu xám”.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Công tác bảo vệ di sản văn hóa của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới, với việc thay đổi chiến lược từ sửa chữa, phục hồi sang phòng ngừa, ngăn chặn xâm hại di sản thông qua các biện pháp phân tích nguy cơ, đánh giá rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng số hóa, tăng cường nghiên cứu khoa học trong công tác bảo vệ di sản, cổ vật.

EU thể hiện thiện chí trong đàm phán thương mại với Mỹ

EU thể hiện thiện chí trong đàm phán thương mại với Mỹ

Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ đến ngày 9/7 - thời hạn cuối cùng của 90 ngày hoãn áp dụng thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành trước đó cho 75 quốc gia và khu vực trong đó có Liên minh châu Âu. Để đẩy nhanh đàm phán, EU hôm qua đã để ngỏ một số thiện chí trong đàm phán với Mỹ.

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hạn chế cấp visa cho sinh viên quốc tế tới Harvard

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hạn chế cấp visa cho sinh viên quốc tế tới Harvard

Theo thông báo từ Nhà Trắng, ngày 4/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hạn chế việc cấp thị thực (visa) cho sinh viên nước ngoài đăng ký học tại Đại học Harvard. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa chính quyền của Tổng thống Trump với ngôi trường danh tiếng có tuổi đời gần 400 năm.

fb yt zl tw