Ngăn chặn bạo lực học đường

Bạo lực học đường diễn ra gần đây với tính chất, mức độ ngày càng đáng lo ngại, có dấu hiệu gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm cả trong và ngoài nhà trường. Không chỉ là vấn đề “động chân, động tay”, mà còn bạo lực cả về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm của nhau.

Điều đáng lo ngại là nhiều người còn thờ ơ, vô cảm, thậm chí cổ xúy cho các hành động này, chưa chủ động tích cực tham gia ngăn cản bạo lực.

Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên…

Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp.

Đáng lo ngại, không ít vụ đã gây hậu quả nghiêm trọng, để lại sự thiệt thòi, đau đớn về thể xác và tinh thần cho học sinh và gia đình.

Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung học tập. Những em chứng kiến hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng tâm lý, cảm thấy sợ hãi và nếu thấy những người gây ra bạo lực không bị xử lý nghiêm thì những em đó cũng có thể hùa theo số đông, nhiều khả năng trở thành người có hành vi bạo lực trong tương lai.

Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. Điển hình như tại tỉnh Sóc Trăng, một học sinh nữ Trường THCS Châu Văn Đơ bị một bạn túm tóc, đánh liên tiếp ngay tại lớp học. Trong khi đó, tại tỉnh Phú Thọ, công an đã vào cuộc điều tra vụ việc hai học sinh nữ Trường THPT Mỹ Văn (huyện Tam Nông) đánh nhau do mâu thuẫn trong chuyện yêu đương… trước sự chứng kiến của nhiều học sinh mà không được can ngăn kịp thời.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như: Ảnh hưởng từ môi trường gia đình; công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học còn hạn chế; ảnh hưởng bạo lực từ phim ảnh, các trò chơi trên mạng; căng thẳng trong học tập, thua kém hay vì những lý do về tâm, sinh lý lứa tuổi.

Vì vậy, giải quyết bạo lực học đường không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục, mà còn cần có sự quan tâm, tham gia của gia đình, sự phối hợp, vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và của toàn xã hội.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như: Ảnh hưởng từ môi trường gia đình; công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học còn hạn chế; ảnh hưởng bạo lực từ phim ảnh, các trò chơi trên mạng; căng thẳng trong học tập, thua kém hay vì những lý do về tâm, sinh lý lứa tuổi.

Để ngăn chặn bạo lực học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có kiểm tra và đánh giá các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; tăng cường giáo dục lý tưởng sống, đạo đức, lối sống cho học sinh. Ngành giáo dục lồng ghép, tích hợp các nội dung về giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống vào các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; ban hành tài liệu hướng dẫn xử lý tình huống mâu thuẫn trong học sinh phổ thông; tiếp tục xây dựng sổ tay hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn cho học sinh; tài liệu tuyên truyền cho gia đình học sinh về ứng xử văn hóa, hướng dẫn công tác phối hợp, chia sẻ thông tin về phòng ngừa bạo lực học đường; sổ tay hướng dẫn tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông; sổ tay thực hành công tác xã hội trường học…

Thêm vào đó, cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý giáo dục học sinh; thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình để triển khai các biện pháp giáo dục hiệu quả.

Bản thân mỗi học sinh cũng cần tích cực rèn luyện kỹ năng sống, có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, chấp hành tốt nội quy trường, lớp, quy định của pháp luật.

Các gia đình cần thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của con mình để biết được những vướng mắc trong học tập, cuộc sống, chủ động phối hợp với nhà trường để có biện pháp giáo dục, ngăn chặn. Giáo viên cần thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của học sinh, nhất là giáo viên chủ nhiệm; có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với học sinh có nguy cơ dẫn đến bạo lực.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Đề xuất người dân thi giấy phép lái xe có thể tự học lý thuyết ở nhà

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Trong đó, đề xuất từ năm 2025 người dân thi giấy phép lái (GPLX) có thể tự học lý thuyết ở nhà.

Công an Lào Cai làm rõ hành vi vi phạm pháp luật liên quan đất đai tại xã Phong Niên (Bảo Thắng)

Công an Lào Cai làm rõ hành vi vi phạm pháp luật liên quan đất đai tại xã Phong Niên (Bảo Thắng)

Ngày 19/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai cho biết hiện bước đầu đã làm rõ hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đất đai của nguyên Chủ tịch UBND xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng) và cán bộ địa chính, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 800 triệu đồng.

Thu vé "qua làng" nên hay không nên?

Thu vé "qua làng" nên hay không nên?

Trên đường đi tác nghiệp ở một địa phương, nếu vào ngày thời tiết bình thường, chúng tôi chỉ mất hơn 1 giờ để di chuyển đến trung tâm huyện. Thế nhưng, do hoàn lưu bão số 3, địa phương này gần như bị cô lập. Chúng tôi phải mất hơn 5 giờ đồng hồ để đến nơi. Quá trình di chuyển cũng có những chuyện khiến phóng viên băn khoăn về tình người trong mưa lũ.

Sau ngập lũ, người dân cần gì?

Sau ngập lũ, người dân cần gì?

Mưa lũ vẫn hoành hành ở miền Bắc, điều người dân cần nhất lúc này là sự an toàn. Vài ngày nữa, lũ rút, họ sẽ đối diện với hiện thực mất mát, tan hoang, có nhiều thứ rất cần thiết mà chính họ trong lúc này hay những đoàn cứu trợ cũng không nghĩ tới.

Xu hướng trang trí background chụp ảnh trung thu

Xu hướng trang trí background chụp ảnh trung thu

Trong không khí rộn ràng, đầm ấm của tết đoàn viên, nhiều cửa hàng, quán cà phê trên địa bàn thành phố đã nhanh chóng bắt xu hướng, lựa chọn trang trí background (phông nền) theo chủ đề Trung thu phục vụ khách hàng lưu lại những bức hình đẹp. Đây được coi là một hình thức vừa làm mới không gian cửa hàng vừa thu hút khách hàng.

fbytzltw