New York đứng đầu 10 thành phố giàu nhất thế giới

New York một lần nữa đứng đầu danh sách thành phố giàu nhất thế giới, với khoảng 340.000 triệu phú, theo báo cáo mới nhất của Công ty di trú đầu tư Henley & Partners.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
New York đứng đầu 10 thành phố giàu nhất thế giới ảnh 1

Quảng trường Thời Đại (Times Square).

Xét về mặt quốc gia, Mỹ chiếm 10 trong số 50 thành phố giàu nhất thế giới. Trung Quốc theo sau với 5 thành phố lọt vào top 50, còn Úc xếp thứ 3 với 4 thành phố.

Báo cáo của Henley & Partners (cập nhật số liệu tính đến ngày 31-12-2022) đã khảo sát 97 thành phố ở 9 khu vực trên thế giới.

Để được coi là "triệu phú" theo tiêu chí của Henley & Partners, một người phải chứng minh có khả năng đầu tư trên một triệu USD và sống ở thành phố với tư cách là cư dân.

Năm thứ hạng đầu tiên thuộc về các thành phố: New York (Mỹ), Tokyo (Nhật), Bay Area (bao gồm thành phố San Francisco và Thung lũng Silicon của bang California), London (Anh) và Singapore.

New York giữ vị trí đầu bảng sau khi số lượng cá nhân có tài sản ròng cao tăng 40% trong giai đoạn 2012-2022. Tỉ lệ đó tương đương với Singapore, nhưng tụt lại so với các thành phố như Thượng Hải (Trung Quốc), Houston (Mỹ), Dubai (UAE) và Mumbai (Ấn Độ).

Trong hạng mục số lượng tỉ phú, Bay Area của California giành vị trí số 1 với 63 tỉ phú. Tiếp theo là New York, Bắc Kinh, Los Angeles (Mỹ) và Thượng Hải.

Về tỉ lệ tăng, thành phố Hàng Châu của Trung Quốc dẫn đầu với mức tăng đạt tỉ lệ 105%, trong khi Austin (bang Texas, Mỹ) đứng thứ hai với mức tăng 102%.

Miami và West Palm Beach (bang Florida, Mỹ) - nơi được hưởng lợi từ việc một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp và công ty tài chính nổi tiếng chuyển đến South Florida trong thời kỳ đại dịch COVID-19 - đã chứng kiến số lượng cá nhân có giá trị ròng cao tăng lần lượt là 75% và 90%.

Ở một khía cạnh khác, cuộc chiến của Nga ở Ukraine và sự kết hợp giữa các biện pháp trừng phạt và làn sóng di cư dường như đã tác động mạnh đến Matxcơva.

Số lượng triệu phú gọi thủ đô của Nga là quê hương đã giảm 44% so với một thập kỷ trước đó, trong khi thành phố St. Petersburg giảm 38%.

10 thành phố giàu có nhất thế giới

1- New York: 340.000 triệu phú, 58 tỉ phú, chỉ số HNWI tăng 40%.

2- Tokyo: 290.300 triệu phú, 14 tỉ phú, HNWI giảm 5%.

3- Bay Area: 285.000 triệu phú, 63 tỉ phú, HNWI tăng 68%.

4- London: 258.000 triệu phú, 36 tỉ phú, HNWI giảm 15%.

5- Singapore: 240.100 triệu phú, 27 tỉ phú, HNWI tăng 40%.

6- Los Angeles: 205.400 triệu phú, 42 tỉ phú, HNWI tăng 35%.

7- Hong Kong: 129.500 triệu phú, 32 tỉ phú, HNWI giảm 27%.

8- Bắc Kinh: 128.200 triệu phú, 43 tỉ phú, HNWI tăng 70%.

9- Thượng Hải: 127.200 triệu phú, 40 tỉ phú, HNWI tăng 72%.

10- Sydney: 126.900 triệu phú, 15 tỉ phú, HNWI tăng 35%.

Báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai

Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai

Theo WHO, nhiệt độ cực cao có thể dẫn đến một loạt bệnh tật và tử vong, bao gồm say nắng và tăng thân nhiệt; làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý ở bệnh nhân mãn tính và có tác động gián tiếp đến việc truyền bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và tác động tiêu cực đến các cơ sở hạ tầng quan trọng.

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

Ngày 22/5, các cơ quan nhân đạo đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp các nhà tài trợ tại New York trong tuần này để nhanh chóng giải quyết tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Somalia, nơi có khoảng 6,6 triệu người, tương đương gần một nửa dân số, bị mất an ninh lương thực.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản), trong đó để ngỏ cánh cửa hợp tác với Trung Quốc và tránh leo thang căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhóm các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Tối 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bạch Lệ Viện đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á, sự kiện nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay. Sự tham dự của Việt Nam tại Hội nghị lần này khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

fb yt zl tw