Nét đẹp độc đáo Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu

Tối 26/2, tại sân vận động xã Nà Hẩu, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ cúng rừng” của người Mông, xã Nà Hẩu và Tết rừng năm 2025.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hoàng Việt Hóa phát biểu tại buổi lễ.
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hoàng Việt Hóa phát biểu tại buổi lễ.

Xã Nà Hẩu nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, với diện tích tự nhiên hơn 5.640 ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng trên 4.500 ha. Toàn xã có hơn 500 hộ dân với trên 2.500 nhân khẩu. Dù cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn nhưng họ luôn đồng lòng gìn giữ bảo vệ rừng bằng những luật tục truyền từ đời này sang đời khác.

Đối với người Mông Nà Hẩu, rừng như nguồn sống, mái nhà che chở và chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng; bà con đặt ra những quy định, hương ước về việc giữ rừng, bảo vệ rừng và được cộng đồng tôn trọng truyền từ đời này sang đời khác.

Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Nông Quốc Thành thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao Bằng chứng nhận cho lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, huyện Văn Yên và xã Nà Hẩu.
Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Nông Quốc Thành thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao Bằng chứng nhận cho lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, huyện Văn Yên và xã Nà Hẩu.

Hằng năm, vào ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch, các bản, làng trong xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên lại tụ họp về khu rừng cấm, rừng thiêng của thôn để tổ chức Tết rừng. Dù đời sống ngày càng hiện đại và có nhiều đổi thay, nhưng người Mông Nà Hẩu vẫn duy trì tục lệ tốt đẹp này.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hoàng Việt Hóa nhấn mạnh, Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là niềm vinh dự lớn lao đối với cộng đồng người Mông nơi đây, mà còn là trách nhiệm to lớn đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Văn Yên trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản quý báu này.

Sau Lễ trao Bằng chứng nhận, đại biểu, nhân dân và du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Âm vang Tết rừng - Sáng bừng Nà Hẩu”.
Sau Lễ trao Bằng chứng nhận, đại biểu, nhân dân và du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Âm vang Tết rừng - Sáng bừng Nà Hẩu”.

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Văn Yên cam kết bảo tồn nguyên vẹn giá trị truyền thống của Lễ cúng rừng; tăng cường các chương trình nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa về Lễ cúng rừng để bảo tồn đầy đủ các nghi thức, lời khấn, lễ vật và không gian thiêng liêng của nghi lễ; hỗ trợ các nghệ nhân, già làng, trưởng bản trong việc truyền dạy các giá trị văn hóa, ngôn ngữ và tập quán gắn với nghi lễ cho thế hệ trẻ.

Huyện tập trung giáo dục thế hệ trẻ, trong đó tổ chức các chương trình ngoại khóa, tuyên truyền trong trường học về ý nghĩa và giá trị của Lễ cúng rừng. Huyện lồng ghép bảo tồn di sản với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại, khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của địa phương; kết hợp bảo tồn rừng với phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo động lực để cộng đồng cùng chung tay bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa.

Sau Lễ trao chứng nhận, đại biểu, nhân dân và du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Âm vang Tết rừng - Sáng bừng Nà Hẩu” và màn pháo hoa với chủ đề "Pháo hoa rực rỡ - Giữa đại ngàn Nà Hẩu”.

Sau Lễ trao Bằng chứng nhận, đại biểu, nhân dân và du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Âm vang Tết rừng - Sáng bừng Nà Hẩu”.
Sau Lễ trao Bằng chứng nhận, đại biểu, nhân dân và du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Âm vang Tết rừng - Sáng bừng Nà Hẩu”.

Toàn huyện Văn Yên có 12 dân tộc sinh sống; trong đó đồng bào Mông chiếm 4,89%, riêng xã Nà Hẩu có 99% đồng bào Mông sinh sống. Văn Yên có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và tự hào là mảnh đất lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc như: Lễ cấp sắc của dân tộc Dao đỏ, lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, lễ hội Tết rừng. Trong đó, Lễ hội đền Đông Cuông và Lễ cúng rừng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” tỉnh Lào Cai

Họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” tỉnh Lào Cai

Sáng 19/3, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch - cơ quan Thường trực Hội đồng tổ chức họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Lào Cai lần thứ tư (gọi chung là Hội đồng) để xét các danh hiệu.

Tổ chức Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất

Tổ chức Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Gia vị đặc biệt của phở Việt

Gia vị đặc biệt của phở Việt

Trong bí quyết nấu phở của các nghệ nhân làng phở Vân Cù (Nam Định) có một thứ gia vị không thể thiếu được là nước mắm. Mắm ngon, cùng với các gia vị đúng chuẩn sẽ tạo nên món phở ấn tượng đối với bất kỳ thực khách nào.

Khai trương bảo tàng nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam

Khai trương bảo tàng nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam

Tối 15/3, Bảo tàng Nghệ thuật kính màu - bảo tàng đầu tiên tại Việt Nam chuyên về nghệ thuật kính màu đã chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, đánh dấu sự ra đời của một không gian nghệ thuật độc đáo với nhiều tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

fb yt zl tw