Nếp nhà sàn truyền thống ở bản Hụm

Cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 5 km, theo tuyến đường bê tông dẫn vào bản Hụm, xã Chiềng Xôm mùa này 2 bên đường, cánh đồng lúa xanh mướt, những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái hiện ra với nét đặc trưng rất riêng đang được người dân nơi đây gìn giữ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngôi nhà sàn truyền thống có đặc trưng gắn khau cút trên mái nhà tại bản Hụm, xã Chiềng Xôm.

Bản Hụm có 134 hộ, 560 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Thái. Ông Tòng Văn Bình, Trưởng bản, cho biết: Hiện nay, bản còn hơn 80 hộ đang sinh sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống, người dân trong bản rất quý trọng và nhắc nhở nhau giữ gìn. Bản đã thành lập Câu lạc bộ văn hóa các dân tộc, với hơn 40 thành viên, tổ chức sinh hoạt dưới các nếp nhà sàn truyền thống, đàn ông thổi khèn bè, những cô gái đội chiếc khăn piêu nắm tay nhau cùng nhảy vũ điệu kết đoàn. Ngoài ra, nhân dân trong bản thường xuyên vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa để những ngôi nhà sàn luôn sạch đẹp.

Ông Quàng Văn Khổ, người có uy tín của bản, nói: Nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái mang những nét kiến trúc thẩm mỹ đặc trưng và ý nghĩa riêng. Mái nhà sàn ở hai đầu hồi thường có cấu trúc khum khum như mai rùa, trên nóc nhà có gắn khau cút, vừa tạo điểm nhấn, vừa gợi sự liên tưởng tới sự chắc chắn, bền vững. Cầu thang thường có 7 hoặc 9 bậc, bởi đồng bào Thái quan niệm rằng bậc cầu thang là số lẻ thì mọi người trong nhà đều bình yên, may mắn. Ngày xưa, gầm sàn là nơi để các dụng cụ sản xuất, chăn nuôi, nhưng ngày nay thường là nơi sinh hoạt chung của gia đình.

Cùng tham quan một ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trong bản, ông Quàng Văn Khổ nói thêm: Tập quán sinh sống của đồng bào Thái trước đây hay dựng nhà ở giữa những vùng thung lũng, gắn với ruộng đồng và rừng núi đã hình thành nên lối kiến trúc độc đáo, phù hợp với điều kiện thực tế có sàn cao giúp ngôi nhà tránh được ẩm thấp, thú dữ; kết cấu nhà chắc chắn giúp trụ vững với thời tiết khắc nghiệt vùng cao, tồn tại đến vài chục năm và được bao thế hệ nối tiếp nhau gìn giữ đến tận hôm nay. Nhà sàn truyền thống làm bằng gỗ không mối mọt, trước đây mái lợp bằng cỏ gianh già cắt vào cuối mùa thu, phơi khô, đan thành từng phên, buộc bằng lạt giang bền chắc, bây giờ mái nhà đã được thay thế bằng ngói đỏ hoặc bằng tôn.

Hiện nay, những nếp nhà sàn ở bản Hụm không chỉ là nơi sinh hoạt của các gia đình mà còn có thể tạo ra thu nhập nhờ làm du lịch cộng đồng. Ngôi nhà sàn hơn 30 năm tuổi của gia đình ông Lò A Phủ là một trong những ngôi nhà sàn đẹp nhất ở bản Hụm. Năm 2017, gia đình ông được UBND xã Chiềng Xôm chọn, triển khai mô hình nhà nghỉ cộng đồng (homestay).

Ông Lò A Phủ nói: Gia đình đã đầu tư 200 triệu đồng chỉnh trang ngôi nhà, mua thêm chăn màn và các đồ dùng sinh hoạt, gầm sàn được cải tạo ngăn chia thành các phòng nhưng không phá vỡ nét kiến trúc ngôi nhà. Hiện nay, ngôi nhà đảm bảo cho trên 20 khách nghỉ, giá 80 nghìn đồng/ngày/người. Ngoài ra, gia đình còn phục vụ nhu cầu ẩm thực với các món ăn đặc trưng của dân tộc Thái, như: Cá nướng, xôi, cơm lam và tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ.

Ông Lèo Văn Hưởng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Xôm, cho biết: Xã tích cực tuyên truyền, vận động người dân gìn giữ những nếp nhà sàn truyền thống, bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương không chỉ riêng bản Hụm, mà còn ở bản Tông, Phiêng Ngùa, Tông Nọi. Đồng thời, hỗ trợ nhân dân xây dựng, cải tạo nhà ở, đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Nhà sàn truyền thống mang những giá trị tinh thần, là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái. Dù cuộc sống ngày một hiện đại, song nhiều gia đình ở bản Hụm vẫn giữ lại những nếp nhà sàn truyền thống cho thế hệ sau.

Bài, ảnh: Thu Trà

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư tổ chức chương trình "Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ" giới thiệu năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình xây dựng, phát triển đất nước cho đến ngày nay.

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tại Quảng trường 10/3, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, UBND thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024), tối 24/4.

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 24/4, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Cổ phần Phim truyện I, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

fb yt zl tw