NASA nghi ngờ hành tinh lùn gần Sao Hải Vương có sự sống

Nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng John Hopkins, NASA (Mỹ) và Viện Vật lý Thiên văn Andalusia (Tây Ban Nha) vừa đánh giá lại khả năng chứa đựng sự sống của hành tinh lùn Ceres bí ẩn.

Theo Sci-News, các nhà khoa học đã quyết định phân tích lần nữa sự hiện diện đầy bí ẩn của các hợp chất hữu cơ béo trên Ceres, được sứ mệnh Dawn của NASA phát hiện lần đầu từ năm 2017 để xác định nguồn gốc của chúng cũng như đánh giá lại khả năng sinh sống của Ceres.

Hành tinh lùn Ceres.

Nhiều nhà khoa học cho rằng các phân tử hữu cơ này không có sẵn mà đã được hình thành từ các vật liệu vô tri - sau khi vật chất nguyên thủy của Ceres bị biến đổi bởi nước mặn - theo cùng cách mà các phản ứng khai sinh sự sống đã hoạt động trên Trái Đất sơ khai.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Terik Daly từ APL cho biết các chất hữu cơ này được phát hiện ban đầu ở gần một miệng hố va chạm lớn, nên họ muốn thử nghiệm xem tác động vũ trụ có ý nghĩa như thế nào trong sự tồn tại của nó.

Một loạt thí nghiệm đã được thực hiện tại Ames Vertical Gun Range của NASA, một "trường bắn" đặc biệt chuyên để mô phỏng tính chất vật lý và cơ học của các vụ va chạm không gian.

Các thí nghiệm mô phỏng các điều kiện va chạm điển hình của Ceres, với tốc độ va chạm trong khoảng 2-6 km/s và góc va chạm thay đổi trong khoảng từ 15 đến 90 độ so với phương ngang.

Các tác giả cũng đã tiến hành một phân tích mới kết hợp dữ liệu từ hai thiết bị khác nhau – máy ảnh và máy quang phổ hình ảnh bay trên tàu vũ trụ Dawn.

Kết quả cho phép họ điều tra các chất hữu cơ ở mức độ chi tiết hơn trước đây, cũng như xác nhận rằng các tác động cổ đại có thể là kích thích tố cần thiết để các vật liệu nguyên sơ biến thành hợp chất hữu cơ, với sự tham gia của nước.

"Có khả năng một lượng lớn chất hữu cơ ẩn bên trong Ceres. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, kết quả đó làm tăng tiềm năng sinh học vũ trụ của Ceres" - TS Daly giải thích.

Ceres là một hành tinh lùn nằm ở quỹ đạo xa xôi bên ngoài Sao Hải Vương, vì vậy khả năng sự sống tồn tại trên bề mặt lạnh giá của nó thấp.

Tuy nhiên, NASA từng phát hiện bằng chứng cho thấy thế giới này chứa đầy nước bên dưới bề mặt. Với sự hiện diện của chất hữu cơ và bằng chứng vừa được xác nhận về cách chất hữu cơ đó hình thành, khả năng hành tinh lùn này có sự sống - ít nhất là vi sinh vật - càng tăng lên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Từ cuối tháng 11/2024, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Edna và Tony tại thành phố Morelia, Mexico luôn đầy ắp tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Đối với đôi vợ chồng trung niên này, đây là những âm thanh ngọt ngào nhất mà họ đã mong chờ từ bao lâu nay - cậu con trai Luis. Và điều đặc biệt hơn cả là Luis đã trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ một quy trình hoàn toàn tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Ngày 13/7, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 32 đã kêu gọi các Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (NWS) nhận thức về nhu cầu cấp thiết việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và thực hiện nghĩa vụ thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân theo Điều VI của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

fb yt zl tw