Nâng chất lượng để gia tăng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn của thuỷ sản Việt Nam, song hoạt động xuất khẩu sang thị trường này hiện còn gặp rất nhiều khó khăn do yêu cầu về chất lượng ngày càng cao.

Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc gặp khó khăn.
Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc gặp khó khăn.

Thị trường ngày càng khó tính

Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của nước ta, Công ty CP Vĩnh Hoàn đang có sự tăng trưởng khá mạnh về doanh thu.

Trong tháng 8/2024, doanh nghiệp thu về 1.172 tỷ đồng doanh thu, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Hoàn thu về 8.355 tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bức tranh doanh thu của doanh nghiệp này có nhiều biến động trái ngược.

Trong khi xuất khẩu sang Mỹ, EU có sự tăng trưởng ổn định thì giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc lại giảm 34% so với cùng kỳ, còn 105 tỷ đồng trong tháng 8.

Một doanh nghiệp khác là Godaco Seafood cũng đang gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang Trung Quốc khi hiện nay, thủ tục hồ sơ xuất khẩu cá tra bằng đường mậu biên sang Trung Quốc còn phức tạp (chủ yếu do phía Trung Quốc), điều này làm chậm thông quan hàng hoá qua cửa khẩu, phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu và đánh mất uy tín trước các đối tác.

Bức tranh không nhiều màu sáng của các doanh nghiệp thủy sản sang thị trường Trung Quốc là bức tranh chung của ngành thuỷ sản Việt Nam.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục, với mức tăng trưởng 20% trong tháng 8/2024, đạt gần 953 triệu USD. Lũy kế 8 tháng, xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước…

Với dân số đông và nhu cầu thủy sản ngày càng tăng, Trung Quốc hiện là một trong những thị trường rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khoảng 836,7 triệu USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, hiện nay, thị trường Trung Quốc ngày càng trở nên “khó tính”; các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng được nâng cao.

Do đó, các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc phải điều chỉnh, từ chất lượng hàng hoá đến tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp chưa thể đáp ứng kịp các yêu cầu này.

Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường (NAFIQPM), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung Quốc đang yêu cầu các đối tượng tham gia vào quá trình này phải có mã số, vùng nuôi, phải được kiểm soát và có khả năng truy xuất nguồn gốc…

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng yêu cầu các cơ sở bao gói phải thực hiện đăng ký và phải nằm trong danh sách được phép xuất khẩu sang Trung Quốc mới được tham gia vào công đoạn xuất khẩu thủy sản sống vào thị trường này.

Hiện các sản phẩm xuất khẩu nằm trong danh mục được Trung Quốc công nhận gồm 48 loài thủy sản động vật thủy sản sống.

Các cơ sở nuôi sẽ được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản, thú y địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), điều kiện vệ sinh thú y, được cấp mã số, lấy mẫu giám sát bệnh trong quá trình nuôi (tôm sú, tôm thẻ sống).

NAFIQPM sẽ thẩm định điều kiện ATTP cơ sở bao gói xuất khẩu sản phẩm thủy sản sống và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đăng ký của cơ sở tới Vụ Giám sát Kiểm dịch động thực vật (GACC).

GACC cập nhật danh sách cơ sở đáp ứng yêu cầu trên website của GACC. Riêng với tôm hùm bông, từ ngày 1/2/2021, Trung Quốc quy định tôm hùm bông nằm trong danh sách nguy cấp nhóm 2.

Đến tháng 5/2023, Trung Quốc đã sửa Luật về bảo vệ động vật hoang dã, trong đó cấm đánh bắt động vật trong danh sách nguy cấp đã ban hành năm 2021.

Do đó, Trung Quốc cấm đánh bắt, sử dụng, giao dịch buôn bán tôm hùm bông tự nhiên. Cách xác định tôm hùm bông nuôi của Trung Quốc là không đánh bắt trực tiếp, phải trải qua quá trình nuôi; con giống phải là F2, nếu con giống khai thác từ tự nhiên cũng được coi là tôm khai thác tự nhiên.

Do đó, nhà nhập khẩu của Trung Quốc muốn nhập khẩu tôm hùm bông phải xin giấy phép của Cục Ngư nghiệp (Bộ Nông nghiệp Trung Quốc).

Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc

TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho biết, Trung Quốc hiện không còn là thị trường dễ tính như trước, đồng thời cũng là thị trường có tính cạnh tranh cao, nhất là đối với nông sản, thuỷ sản.

Việc ký Nghị định thư sẽ giúp tháo gỡ bớt rào cản cho xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc.
Việc ký Nghị định thư sẽ giúp tháo gỡ bớt rào cản cho xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc.

Để tận dụng được các lợi thế sẵn có, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp được khuyến cáo cần thay đổi cách tiếp cận, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam được khuyến cáo cần tuân thủ nghiêm quy định về chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá để có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, nhất là khu vực nhiều tiềm năng ở phía Bắc, Đông Bắc của Trung Quốc.

Song song với đó, doanh nghiệp cần chủ động trao đổi, kết nối thông tin về nhu cầu thị trường và các quy định, chính sách thương mại của Trung Quốc; tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm để kết nối trực tiếp đẩy mạnh giao thương, hợp tác thương mại, kinh tế ổn định, lâu dài.

“Nếu Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư xuất khẩu thủy sản sẽ đảm bảo cho chúng ta có được một khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn, thông qua các tiêu chuẩn cụ thể hơn, thị trường minh bạch hơn”, TS Lê Duy Bình nêu quan điểm.

Theo đó, khi có được Nghị định thư, các giao dịch hàng hóa sẽ minh bạch hơn; trong quá trình giao dịch có thể bảo vệ được cho các doanh nghiệp Việt Nam, như giao dịch qua ngân hàng hoặc các yêu cầu giao dịch chính ngạch.

Khi giao thương chính thống sẽ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam, bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của đối tác.

Đối với tình trạng chậm thông quan hàng hóa qua xuất khẩu Trung Quốc, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công thương đã có thư cho Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc và thư cho Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam và sẽ có những cải thiện về vấn đề này trong thời gian tới.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xem xét phát động phong trào 120 ngày đêm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có mức giải ngân dưới mức bình quân cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm.

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) như được khoác lên tấm áo mới với gam màu vàng rực rỡ của những tràn ruộng bậc thang đang vào độ chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đồng bào các dân tộc Tày, Xá Phó, Giáy… nô nức ra đồng, thu hoạch hạt vàng sau một thời gian chăm sóc vất vả.

Gỡ vướng về cơ chế, chính sách để giảm áp lực nợ xấu

Gỡ vướng về cơ chế, chính sách để giảm áp lực nợ xấu

Trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm, sau bão số 3 vừa qua, nguy cơ nợ xấu tăng lên tiếp tục hiện hữu khi dư nợ thiệt hại ước tính sơ bộ có thể lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Những yếu tố này càng khiến cho áp lực nợ xấu tại các ngân hàng gia tăng, đòi hỏi phải có thêm hướng tháo gỡ từ cơ chế, chính sách.

Kinh tế 9 tháng 2024: Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng

Kinh tế 9 tháng 2024: Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng

Năm 2024, kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, đối mặt với nhiều rủi ro, bất định. Chín tháng qua chứng kiến nền kinh tế nước ta dần phục hồi, với dấu hiệu tốt dần lên theo từng quý, mặc dù có những tháng sự phục hồi khá mong manh, doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức.

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Thay đổi phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng những mô hình nhỏ, dễ làm đang được các cấp hội nông dân trong tỉnh chú trọng, bởi vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, ngã đổ, dập nát... Ngành nông nghiệp và các địa phương đang hướng dẫn, hỗ trợ nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất.

fbytzltw