Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền về công tác phòng cháy, chữa cháy

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới diễn ra sáng 5/11.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.

1_19.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Ảnh: VOV

Dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có các đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương trong tỉnh.

B5.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Cả nước xảy ra gần 3.000 vụ cháy, nổ

Theo báo cáo của Bộ Công an, 10 tháng năm 2023, toàn quốc xảy ra 2.927 vụ cháy và sự cố cháy, làm chết 134 người, bị thương 101 người, ước tính thiệt hại 229,75 tỷ đồng và 207 ha rừng; xảy ra 10 vụ nổ, làm chết 5 người, bị thương 18 người. So với 10 tháng đầu năm 2022, số vụ cháy và sự cố cháy giảm 1.367 vụ, tăng 36 người chết; tăng 22 người bị thương, thiệt hại về tài sản giảm 337,92 tỷ đồng. Số vụ nổ giảm 3 vụ, số người chết giảm 3 người, số người bị thương tăng 3 người.

B4.jpg
Hội nghị được tổ chức trực tuyến.

Số vụ cháy tại thành thị chiếm 66,2%, nông thôn chiếm 38,2%. Trong số này cháy nhà dân chiếm 33,3%, cháy nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh chiếm 8,2%, cháy chung cư chiếm 1,3%; cháy chợ chiếm 1,3%; cháy trung tâm thương mại, siêu thị chiếm 0,7%; cháy vũ trường, bar, karaoke chiếm 0.4%; cháy trụ sở làm việc chiếm 1,5%... Các vụ cháy xảy ra do sự cố hệ thống, thiết bị điện chiếm 61.6%; sơ xuất bất cần sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt chiếm 16,6%; do vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy chiếm 0.9%; do sự cố kỹ thuật chiếm 1.8%; do tác động hiện tượng thiên nhiên chiếm 1,1%; do tai nạn giao thông chiếm 0,7%;…

B1.jpg
B2.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Từ 15/12/2022 đến 22/10/2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra 18 vụ cháy, tăng 6 vụ (18/12 vụ cháy) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số vụ do lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trực tiếp cứu chữa 12 vụ, số vụ do lực lượng tại chỗ dập tắt 6 vụ. Thiệt hại về người chết 1 người, thiệt hại về tài sản khoảng hơn 3 tỷ đồng và 13,67 ha (3,5 ha chủ yếu là thảm cỏ, cây bụi, lau sậy; 10,17 ha trong đó phần lớn là đồi cỏ xen lẫn rừng gỗ tạp và rừng quế, keo, mỡ mới trồng). So với cùng kỳ năm 2022, số người chết không giảm, không tăng; giảm 2 người bị thương; thiệt hại về tài sản tăng 1.392 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu gây cháy

Mặc dù đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên công tác phòng cháy, chữa cháy vẫn còn những hạn chế. Cụ thể, một bộ phận không nhỏ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân chưa nhận thức, ý thức được tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy; coi nhẹ công tác phòng cháy, chữa cháy. Nhận thức và hành động trong thực thi pháp luật về phòng cháy, chữa cháy tại của cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình... còn chậm, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vai trò, trách nhiệm của một số bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ chưa thực sự quan tâm, quyết liệt…

Nguyên nhân của những hạn chế là bất cập về hạ tầng kinh tế - xã hội, trụ sở các cơ quan. Tốc độ đô thị hoá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng, giao thông còn nhiều bất cập, nhiều công trình cũ, xuống cấp vẫn còn, dẫn đến nhiều nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn. Hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chưa được đầu tư phát triển đúng tầm. Thời tiết nắng nóng kéo dài cũng là điều kiện phát sinh cháy, đặc biệt là cháy rừng, cháy trong khu dân cư, khu công nghiệp, chợ, phố chợ, các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương nhất là ở quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đối với công tác phòng cháy, chữa cháy còn hạn chế, đồng thời cũng thiếu cơ chế để xác định trách nhiệm của người đứng đầu; chưa coi trọng công tác kiểm tra, giám sát; chưa chú trọng công tác đầu tư, trang bị phương tiện cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, tổ chức tập huấn cho lực lượng chữa cháy tại chỗ; một số nơi còn tình trạng buông lỏng quản lý, nhất là quản lý đối với hoạt động xây dựng, tình trạng xây dựng không phép, sai phép, trái phép xảy ra ở nhiều địa bàn, nhất là các thành phố lớn có mật độ xây dựng cao; nhiều loại hình nhà ở riêng lẻ bị người dân tự ý chuyển đổi công năng thành nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi chung cư mini) nhà trọ với mật độ người ở cao, nhà kết hợp sản xuất kinh doanh; ý thức, trách nhiệm của một bộ phận quần chúng nhân dân đối với công tác phòng cháy, chữa cháy chưa cao, chưa nhận thức được tầm quan trọng của an toàn phòng cháy chữa cháy; lãnh đạo, cán bộ, công chức và người lao động tham gia ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở đa phần đều làm công tác kiêm nhiệm, chỉ chú trọng vào nhiệm vụ chuyên môn. Do vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy tại đơn vị, cơ sở chưa được quan tâm đúng mức.

Chay.jpg
A1 (9).jpg
Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Lào Cai.

Không được lơ là công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ một số nội dung đến công tác phòng cháy, chữa cháy: Nguyên nhân xảy ra sự cố cháy, nổ; tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân về công tác phòng cháy; coi trọng công tác phòng cháy hơn chữa cháy; quan tâm đến công tác tập huấn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho người dân; hoàn thiện quy chuẩn về xây dựng nhà ở riêng lẻ; tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm công tác phòng cháy, chữa cháy;...

4_9.jpgẢnh: VOV
C1 (6).JPG
C1 (4).JPG
C1 (3).JPG
Các đại biểu tham luận tại hội nghị. Ảnh chụp màn hình

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của các cấp, ngành, địa phương, góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua.

Anh Chinh.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trong thời gian tới công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về công tác phòng cháy, chữa cháy. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bằng nhiều hình thức hấp dẫn, hiệu quả. Lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm, động lực, mục tiêu cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý, thể chế, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định sát với thực tế; kiểm tra, xử lý nghiêm minh những vi phạm liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong công tác phòng cháy, chữa cháy...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw