Năm con rồng 2024: Ngành hàng không khởi sắc

Ngành Hàng không Việt Nam (HKVN) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ khi lượng khách hàng không trong nước và quốc tế tăng vượt bậc, doanh nghiệp (DN) lĩnh vực hàng không kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, hạ tầng nhiều cảng hàng không được đầu tư bài bản…

hh-2527-290.jpg
Hành khách hàng không được dự báo tiếp tục tăng trong năm 2024.

“Sức khỏe” nhiều hãng bay tích cực

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), năm 2023, tổng thị trường vận chuyển hành khách hàng không đạt gần 74 triệu khách, tăng 34,5% so với năm 2022. Dự kiến, năm 2024, thị trường HKVN tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2023.

Nhận định này là có cơ sở khi sau dịch COVID-19, ngành HKVN đã hồi phục mạnh mẽ. Đến năm 2023, cơ bản lượng khách nội địa bằng năm 2019, tức thời điểm trước đại dịch. Khách hàng quốc tế cũng đang phục hồi mạnh mẽ, dự kiến trong năm 2024 này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ bằng thời điểm trước đại dịch. Vận chuyển quốc tế đang dần hồi phục với hơn 61 hãng hàng không nước ngoài và 5 hãng HKVN khai thác 147 đường bay quốc tế kết nối Việt Nam với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ… Theo Bộ GTVT, việc vận tải hành khách, hàng hóa tăng trưởng cao trở lại chính là động lực chính để các DN hàng không “khỏe lại”.

Đánh giá về thị trường hàng không năm 2024, ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết, thị trường vận tải hàng không thế giới sẽ phục hồi về gần với giai đoạn trước dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, năm 2024, Vietnam Airlines đã xây dựng phương án kịch bản cao để sẵn sàng phục vụ thị trường. Hãng sẽ mở thêm nhiều đường bay Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời theo dõi diến biến của thị trường để điều chỉnh về tải cung ứng.

Còn ông Đặng Ngọc Hòa - Chủ tịch Vietnam Airlines cho biết, đơn vị đang dần vượt qua thách thức để phát triển, phục hồi. Đặc biệt, hãng chú trọng triển khai đề án tái cơ cấu, với các giải pháp hướng đến mục tiêu cân đối được thu chi kinh doanh từ năm 2024.

Việc “anh cả” ngành HKVN có thể tự cân đối được thu chi trong năm 2024 là một tin vui, bởi trong 3 năm liên tiếp (2020 - 2022), đơn vị này chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Năm 2023, cảnh thu không đủ chi vẫn diễn ra ở Vietnam Airline khi thua lỗ hợp nhất hơn 5.500 tỷ đồng.

Hãng bay Vietjet cũng đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. Ngoài các đường bay trong nước đã cơ bản phủ sóng khắp các đường bay chính, hãng này liên tục mở mới các đường bay quốc tế. Tính đến nay, Vietjet có gần 100 đường bay quốc tế, trong đó riêng trong quý III/2023 đã mở mới tới 7 đường bay. Dịp Tết Nguyên Đán 2024, hãng bay này đã chào đón 4 máy bay mới, nâng tổng số máy bay trong đội bay lên hơn 100 chiếc. Việc tăng số lượng máy bay nhằm tăng khả năng vận chuyển và đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán cũng như trong cả năm 2024.

Với hãng Bamboo Airways, dù năm 2023 gặp nhiều khó khăn do thay đổi lãnh đạo cấp cao, nhưng sau quá trình tái cơ cấu, bỏ nhiều đường bay ít tiềm năng, nay đã ổn định về cả nhân sự và hướng phát triển. Trong dịp Tết Nguyên Đán 2024, hãng này đón hai tàu bay Airbus A320 để phục vụ cao điểm Tết.

Sau 5 năm cất cánh, Bamboo Airways đã từng bước định vị tên tuổi trên bản đồ hàng không nội địa bằng chất lượng dịch vụ nổi bật, mạng đường bay rộng khắp cùng nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Bamboo Airways cũng là hãng hàng không liên tục giữ vững vị trí dẫn đầu toàn ngành hàng không nội địa về các chuyến bay đúng giờ, đồng thời là một trong những hãng có tỷ lệ chậm, hủy chuyến thấp nhất.

Trong năm 2024, Bamboo Airways cho biết, sẽ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bay với mức giá tốt hơn, định vị phân khúc khách hàng có thu nhập đa dạng, các DN vừa và nhỏ. Về kế hoạch khai thác, Bamboo Airways sẽ tập trung phủ sóng trên thị trường hàng không nội địa, bên cạnh việc khai thác một số chuyến bay quốc tế dưới hình thức bay thuê chuyến.

Hạ tầng hàng không được đầu tư mạnh mẽ

Tổng Công ty Cảng HKVN (ACV) là đơn vị được giao là chủ đầu tư thực hiện dự án tại nhiều cảng hàng không trong cả nước. Năm 2023, đơn vị này có tình hình kinh doanh ấn tượng. Theo đó, tổng hành khách đạt 113,5 triệu người, tăng 15% so với năm 2022, trong đó khách quốc tế: 32,6 triệu khách, tăng 173% so với năm 2022. Tổng hàng hóa bưu kiện thông qua đạt 1.207 nghìn tấn. Tổng hạ cất cánh đạt 710 nghìn lượt chuyến. Doanh thu năm 2023 của ACV đạt hơn 20.000 tỷ đồng, đem về lợi nhuận trước thuế hơn đạt 8.600 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2022. Các chỉ số tài chính được duy trì lành mạnh, bảo đảm tăng trưởng và phát triển vốn chủ sở hữu của Nhà nước.

Trong năm 2024 này, ACV đặt mục tiêu sản lượng khách khoảng 118 triệu người, tăng 3,3% so với năm 2023, trong đó quốc tế 39 triệu khách, tăng 16,8% so với năm 2023; khách nội địa 79 triệu khách, đạt 98% so với năm 2023; hàng hóa bưu kiện 1.332 nghìn tấn, tăng 8,5% so với năm 2023. Doanh thu, lợi nhuận tăng tương ứng cùng với các mục tiêu này.

ACV phát triển ổn định sẽ là cơ sở để đơn vị này thực hiện hàng loạt các dự án hạ tầng hàng không trong năm 2024. Năm 2024, đơn vị tiếp tục triển khai đầu tư hàng loạt dự án hàng không quan trọng, nhiều dự án là công trình trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cụ thể, ACV tiếp tục thực hiện hai gói thầu quan trọng của dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành: "Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách" và "Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và lập thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và các công trình khác", với tổng giá trị hợp đồng hơn 43.100 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2024, ACV tiếp tục hoàn thành gói thầu “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị Nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất”, tổng giá trị dự án khoảng hơn 10.000 tỷ đồng. Một số dự án khác cũng được ACV thực hiện trong năm 2024 như: Nhà ga T2 - Cảng HKQT Cát Bi, Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Đồng Hới.

Song song với đầu tư phát triển cho hệ thống cơ sở hạ tầng hàng không, ACV cũng tập trung triển khai các dự án công nghệ thông tin (CNTT) theo lộ trình chuyển đổi số, như: Dự án đầu tư nâng cấp hệ thống CNTT làm thủ tục hành khách dùng chung tại Nhà ga quốc tế T2 - Cảng HKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hệ thống CNTT phòng máy chủ tại Nhà ga T3 - Cảng KHQT Tân Sơn Nhất; dự án triển khai Camera AI nhận diện khuôn mặt cho hệ thống làm thủ tục tại các cảng hàng không; dự án đầu tư hệ thống giám sát an toàn thông tin hệ thống CNTT…

Theo đại diện Bộ GTVT, trong năm 2024, Nhà ga quốc tế T2 sân bay Nội Bài sẽ được mở rộng, nâng công suất từ 10 lên 15 triệu hành khách/năm. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành năm 2026 sẽ nâng tổng công suất của sân bay Nội Bài từ 25 triệu hành khách hiện nay lên 30 triệu. Cùng với đó, Bộ GTVT cho rằng, sân bay Đà Nẵng cũng chuẩn bị nguồn lực để đầu tư mở rộng Nhà ga hành khách T1 và xây mới Nhà ga T3 sau khi quy hoạch sân bay này được phê duyệt.

Với việc hàng loạt dự án hạ tầng hàng không được đầu tư, tình trạng quá tải tại các cảng hàng không lớn đang từng bước được cải thiện. Đây là cơ sở để ngành Hàng không tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo báo Pháp luật

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw