Mỹ thuật ứng dụng: Tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc phát triển mỹ thuật ứng dụng, với các sản phẩm, thiết kế tốt sẽ góp phần xây dựng, thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Tiềm năng lớn

Được xác định là một trong những ngành ưu tiên phát triển của công nghiệp văn hóa, những năm gần đây mỹ thuật ứng dụng bao gồm thiết kế đồ họa, thiết kế tạo dáng công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và nghệ thuật trang trí đã được chú trọng ứng dụng vào các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sử dụng con người. Các sản phẩm của mỹ thuật ứng dụng có mặt khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, thủ công mỹ nghệ còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng ra thị trường quốc tế. Đồ trang trí, gia dụng, quà lưu niệm làm từ các chất liệu sơn mài, gốm, sứ, mây tre, vàng, bạc, đồng, gỗ, kim loại, vải... của Việt Nam từ lâu được đánh giá là đa dạng và tinh xảo.

Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn - Giảng viên tại Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội - (bên trái).

Theo nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn (Giảng viên tại Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: "Khi cuộc sống ngày càng phát triển, ngoài việc hướng tới các sản phẩm tiêu dùng mang tính công năng phục vụ cuộc sống người dân, còn hướng tới yếu tố văn hóa và giá trị thẩm mỹ. Chính vì vậy, ngày nay, mỹ thuật được ứng dụng rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta và đã đưa giá trị của các sản phẩm lên một tầm cao mới".

Lấy ví dụ về triển lãm "Thắm" xoay quanh nghệ thuật Trúc chỉ mà nghệ sĩ Thế Sơn làm giám tuyển, anh cho biết, họ đã rất sáng tạo khi dựa trên những xơ sợi của cây tre, trúc, giang, chuối, ngô, rơm, lục bình, dừa, bã mía… để tạo ra các sản phẩm ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày của con người như: nón, quạt, quần áo… Qua đó, không chỉ giúp tạo ra các sản phẩm độc đáo mà còn tạo được nguồn cảm hứng cho những người thiết kế, nghệ sĩ sáng tạo và làm ra các sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, hiện nay, mỹ thuật không chỉ được ứng dụng trong các sản phẩm mà còn được đưa vào trong các không gian công cộng để tạo nên những không gian văn sáng tạo mới. "Trong những năm gần đây, tôi đã bắt đầu nghiên cứu và tham gia vào nhiều dự án sử dụng mỹ thuật ứng dụng vào trong các không gian công cộng, những ngôi đình, hội quán... Khi những con đường có câu chuyện riêng, những góc phố thân quen biến thành một không gian nghệ thuật, những công viên hoang sơ được đưa thành khu vực điêu khắc đã tạo nên những điểm đến thú vị, là nơi check-in lý tưởng cho người dân và du khách. Từ đó, cho thấy được những dự án nghệ thuật công cộng sẽ đóng góp cho thiết kế sáng tạo trong đô thị, tạo ra những không gian văn sáng tạo mới, góp phần vào phát triển du lịch của đất nước. Tôi cho rằng, đây cũng là một trong những đóng góp lớn của mỹ thuật ứng dụng cho phát triển ngành công nghiệp văn hóa" - nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết thêm.

Nghệ thuật Trúc chỉ dựa trên những xơ sợi tre, nứa... tạo ra các sản phẩm độc đáo.

Không những thế, trong những năm qua, nhận thấy được tiềm năng của mỹ thuật ứng dụng, Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện triển lãm như Lễ hội Thiết kế sáng tạo, Tuần lễ Thiết kế Việt Nam, Festival làng nghề… nhằm tạo sân chơi, khuyến khích sự sáng tạo những nhà thiết kế, nghệ sĩ. Đồng thời, thúc đẩy phát triển văn hóa và nghệ thuật, cũng như góp phần vào việc phát triển và lan tỏa thông điệp về sức mạnh của ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo của các doanh nghiệp đi theo hướng khác biệt hóa và tôn vinh tinh thần nghiên cứu, đổi mới.

Cần thúc đẩy tư duy sáng tạo

Trong "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, mục tiêu đề ra là ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm phải đóng góp đạt 80 triệu đô la Mỹ (đến năm 2020) và 125 triệu đô la Mỹ (đến năm 2030). Để đạt được mục tiêu này, ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, trong đó mỹ thuật ứng dụng là nòng cốt cần có nguồn nhân lực chất lượng cao có tư duy mới mẻ, hiện đại, có khả năng sáng tạo ra các tác phẩm tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên, theo nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, Mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực không hề dễ, những người làm trong lĩnh vực này đòi hỏi một sự hiểu biết, kiến thức nền rất rộng về văn hóa truyền thống, nghệ thuật đương đại, có sự liên kết liên ngành mạnh mẽ thì mới có thể tạo ra các sản phẩm cho chất lượng, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa. Ví dụ, một người làm trong lĩnh vực điện ảnh cũng cần phải hiểu về ngành thiết kế hội hoạ, thời trang, hiểu về văn chương mới có thể sản xuất ra bộ phim mang tính thời đại, gắn kết với sự phát triển của thế giới. Nếu không chúng ta sẽ lạc hậu, không có sản phẩm đặc sắc.

Mỹ thuật không chỉ được đưa vào trong các không gian công cộng để tạo nên những không gian văn sáng tạo mới.

"Đào tạo đang là một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam trong phát triển mỹ thuật ứng dụng gắn với công nghiệp văn hóa. Mỹ thuật ứng dụng là một ngành "hot", được nhiều sinh viên lựa chọn theo đuổi nên có nguồn nhân lực rất dồi dào, nhưng lại thiếu những "người thợ" lành nghề, cũng như môi trường để kích cầu phát triển. Bên cạnh đó, sinh viên chưa có nhiều cơ hội thực hành, trải nghiệm thực tế. Nên nhiều sinh viên về mặt kỹ thuật thiết kế rất giỏi, nhưng tính sáng tạo và thẩm mỹ lại không có. Cùng với đó, Việt Nam chưa có nhiều cơ sở đào tạo mang tính liên ngành nên rất hạn chế trong thúc đẩy tư duy sáng tạo cho sinh viên" - nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn nói.

Để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành mỹ thuật ứng dụng phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho rằng: "Theo tôi, có hai yếu tố trong các chương trình đào tạo cần thay đổi đó là trong giáo dục cần đào sâu vào giá trị văn hóa truyền thống lịch sử dân tộc và xây dựng chương trình giảng dạy mang tính liên ngành. Chúng ta cần xây dựng mới và phát triển nhiều chương trình đào tạo thiết thực, linh hoạt và hiện đại. Cơ cấu chương trình cũng nên được thay đổi theo nhu cầu của công việc, bảo đảm kết hợp các kiến thức cơ bản và cơ sở, giữa khoa học tự nhiên, xã hội, kỹ thuật và nghệ thuật; gắn kiến thức chuyên ngành với các kiến thức lịch sử, văn hóa, kinh tế, pháp luật, quản lý, môi trường".

Các tác phẩm tại triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022.

"Đồng thời, cần tôn trọng sự tự do sáng tạo phát triển của các cá nhân nhiều hơn và quan trọng nhất sinh viên cần được tiếp cận và tham gia vào thực hiện những dự án thực tế. Và để làm được điều đó, tôi cho rằng, các trường phải được tự chủ trong việc quyết định chương trình giảng dạy" - nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn nhấn mạnh.

Báo Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào sự tham gia của cộng đồng

Phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào sự tham gia của cộng đồng

Cộng đồng dân cư là chủ thể của di sản nói chung, di sản thế giới nói riêng. Việc để người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân, tưởng nhớ và lan tỏa sâu sắc hơn nữa những giá trị vĩ đại mà Người để lại tới toàn thể nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/5, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Công ty cổ phần truyền thông và văn hóa Liên Việt đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt bộ tiểu thuyết sử thi “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS.TS, nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên hè phố, những quán nhỏ bên lề đường. Từ món bún chả thơm lừng ở Hà Nội, ổ bánh mì giòn rụm ở Sài Gòn, cho đến tô phở nóng hổi buổi sáng, những món ăn này đã dần vượt qua biên giới, chinh phục thực khách quốc tế.

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

fb yt zl tw