Mỹ cảnh báo Triều Tiên sẽ phải "trả giá" nếu cung cấp vũ khí cho Nga

Một quan chức Mỹ nói rằng các cuộc đàm phán vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đang tiến triển tích cực, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng sẽ phải "trả giá" nếu cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp tại Vladivostok năm 2015.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp tại Vladivostok năm 2015.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng việc cung cấp vũ khí cho Nga "sẽ không có lợi cho Triều Tiên và họ sẽ phải trả giá vì điều này trong cộng đồng quốc tế".

Trước đó, Điện Kremlin cho biết họ "không có gì để nói" về thông tin mà giới chức Mỹ đưa ra, rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sẽ thăm Nga trong tháng này để gặp Tổng thống Vladimir Putin và trao đổi về việc cung cấp vũ khí cho Mátxcơva.

Ông Sullivan nói rằng Triều Tiên muốn tiếp tục bàn về vũ khí, kể cả ở cấp lãnh đạo và "thậm chí trực tiếp".

“Chúng tôi tiếp tục siết chặt cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga”, ông Sullivan nói, và cho rằng Mátxcơva đang “tìm kiếm bất kỳ nguồn nào” để có thêm các hàng hóa như đạn dược.

Ngày 4/9, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson nói rằng ông Kim và ông Putin có thể đang lên kế hoạch gặp nhau. Báo New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ và đồng minh giấu tên cho biết ông Kim có kế hoạch tới Nga ngay trong tuần tới để gặp ông Putin.

Khi được đề nghị xác nhận thông tin này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Không, tôi không thể. Không có gì để nói cả".

Tháng 11 năm ngoái, một quan chức Bộ Quốc phòng Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng "chưa bao giờ có 'thỏa thuận vũ khí' với Nga" và "không có kế hoạch làm như vậy trong tương lai".

Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hai nước đang thảo luận về khả năng tập trận chung.

Báo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw