Mường Khương: Khó khăn triển khai các dự án giao thông nông thôn

LCĐT - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Mường Khương đã triển khai làm hơn 300 km đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên đến nay, hệ thống giao thông nông thôn theo tiêu chí cũ đã phát sinh nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cần nâng cấp theo chuẩn mới. Trong khi đó, việc triển khai thực hiện các dự án giao thông mới tại các xã cũng đang phát sinh nhiều khó khăn, cần tháo gỡ.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Mường Khương, trong 4 tiêu chí về giao thông nông thôn (theo chuẩn mới tại Quyết định số 894 ngày 29/4/2022 của UBND tỉnh) thì chỉ có 1 tiêu chí đạt là đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; 3 tiêu chí còn lại về giao thông nông thôn đến nay nhiều xã chưa đạt hoặc chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, tuyến Tỉnh lộ 154 - tuyến giao thông huyết mạch kết nối và đi qua các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao - đang xuống cấp trầm trọng, cần nâng cấp.

Dự án sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 154 đoạn qua xã Nấm Lư còn nhiều khó khăn.
Dự án sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 154 đoạn qua xã Nấm Lư còn nhiều khó khăn.

Cụ thể, tại các xã Cao Sơn, La Pan Tẩn, Tả Thàng, Nấm Lư… - những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện - cho thấy nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng. Địa bàn các xã này có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, bởi tập trung diện tích lớn cây chè hàng hóa, lúa chất lượng cao và các điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều năm qua, huyện không thể thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vì giao thông quá khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 (trong đó xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là 1 trong 3 lĩnh vực đột phá), trong năm 2020 và 2021, UBND huyện Mường Khương đã lập dự án xây dựng các tuyến đường kết nối chính từ xã La Pan Tẩn đi xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) nối với Quốc lộ 70; tuyến đường liên thôn Pạc Tà (xã Tả Gia Khâu) đến thôn Na Cổ (xã Dìn Chin); tuyến đường từ thôn Sín Chải A đi thôn Sín Chải B (xã La Pan Tẩn) kết nối với tuyến đường xã Lùng Vai, xã Bản Sen đi xã Cao Sơn; tuyến đường từ Làng thanh niên lập nghiệp xã Lùng Vai đi thôn Cốc Phương (xã Bản Lầu) nối với đường Nậm Chảy - Bản Lầu… Năm 2022, các địa phương trong huyện đã đăng ký triển khai 39 dự án giao thông nông thôn có tổng chiều dài 85,7 km, với tổng kinh phí đầu tư hơn 203 tỷ đồng. Khi các tuyến đường này hoàn thành sẽ góp phần nâng cao về chất trong tiêu chí đường giao thông nông thôn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Đức Trung, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mường Khương, khi triển khai các dự án giao thông nông thôn năm 2022 đã phát sinh những khó khăn: Các tuyến đường đều nằm ở các địa phương đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, đi qua địa hình dốc, nhiều đá, quy mô các tuyến đường được nâng lên theo chuẩn mới (nền đường 6 m, mặt đường bê tông 3,5 m)… Trong khi đó, theo quy định, Nhà nước hỗ trợ tiền nhân công đổ bê tông là 90 triệu đồng/km nhưng thực tế phát sinh đến 120 - 150 triệu đồng/km.Ngoài ra, hầu hết tuyến đường đang triển khai có độ dốc lớn, cần xây dựng rãnh dọc, cống thoát… mà những hạng mục này nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng, chưa có chính sách hỗ trợ chi phí khảo sát, thiết kế kỹ thuật và nhân công đổ bê tông, phá đá…

Một khó khăn nữa là hiện nay, các dự án đường giao thông nông thôn đều do cấp xã làm chủ đầu tư, trong khi hầu hết xã không có cán bộ kỹ thuật với chuyên môn phù hợp, dẫn đến khó khăn trong quản lý, đầu tư xây dựng và phải chờ đợi cơ quan chuyên môn của huyện hỗ trợ.

Xã Tung Chung Phố rất tích cực trong việc huy động nguồn lực làm đường giao thông nông thôn. Chủ tịch UBND xã Hảng Seo Sùng cho biết: Năm 2022, xã làm chủ đầu tư dự án đường giao thông nông thôn từ Quốc lộ 4D đến thôn Tả Chư Phùng (nền 6 m, mặt đường bê tông 3,5 m) với chiều dài 3 km, tổng kinh phí đầu tư hơn 7 tỷ đồng, trong đó Nhà nước đầu tư gần 5 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối năm, nhưng đến nay nhà thầu mới thi công xong phần nền đường.

“Dự án chậm tiến độ là do tỉnh, huyện phân bổ nguồn vốn chậm (đầu tháng 10/2022 mới giao vốn), nhà thầu đã phải ứng vốn thi công trước, trong khi đó giá vật liệu, xăng, dầu cao hơn 50 - 100% so với thời điểm ký hợp đồng. Mặt khác, việc thi công gặp nhiều khó khăn do địa hình dốc, phải phá đá nhiều, trong khi chưa được bổ sung kinh phí phát sinh để phá đá. Nếu huyện và tỉnh không có cơ chế hỗ trợ kịp thời thì việc hoàn thành dự án rất khó”, ông Hảng Seo Sùng nói.

Không riêng xã Tung Chung Phố mà hiện hầu hết các dự án đường giao thông nông thôn tại các xã trên địa bàn huyện Mường Khương đang gặp khó khăn tương tự.

Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Trước những khó khăn nêu trên, UBND huyện đã và đang đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đẩy nhanh tiến độ thi công dự án giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Tuy nhiên, có nhiều nội dung mà huyện không thể tự quyết định, cần sự hỗ trợ giải quyết của các sở, ban, ngành và UBND tỉnh, như việc bổ sung kinh phí hỗ trợ công tác thiết kế, hướng dẫn kỹ thuật thi công, lập hồ sơ hạng mục cống thoát nước (Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND chưa có cơ chế hỗ trợ); cơ chế hỗ trợ thêm vật liệu và tiền nhân công để thi công hệ thống rãnh thoát nước tại các đoạn tuyến có độ dốc lớn… UBND tỉnh cần có cơ chế phân cấp việc xác định khối lượng đá phát sinh tại các dự án giao thông nông thôn cho huyện thực hiện và giải quyết nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công.

Với huyện vùng cao đặc biệt khó khăn như Mường Khương, giao thông nông thôn có vai trò quan trọng trong tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nếu không có giải pháp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thì việc hoàn thành các dự án giao thông nông thôn sẽ khó đảm bảo tiến độ và chất lượng đề ra, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.                             

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

fb yt zl tw