Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Mường Khương đẩy nhanh tiến độ trồng dứa

Mường Khương đẩy nhanh tiến độ trồng dứa

Nông dân huyện Mường Khương đang bước vào giai đoạn cao điểm trồng dứa chính vụ. Đây là một trong những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, được người dân trên địa bàn huyện quan tâm phát triển trong nhiều năm trở lại đây.

5.jpg

Huyện Mường Khương được coi là thủ phủ của cây dứa với diện tích đạt 1.790 ha, chiếm 75,8% tổng diện tích dứa toàn tỉnh. Năm 2024, sản lượng quả dứa của địa phương đạt 41.160 tấn, chiếm 89,4% tổng sản lượng dứa toàn tỉnh. Đây cũng là địa phương duy nhất trong tỉnh có nhà máy chế biến dứa đóng hộp xuất khẩu sang thị trường Nga, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Âu với sản lượng tiêu thụ trên 6.000 tấn dứa quả tươi/năm. Nhờ cây trồng chủ lực này, nông dân huyện Mường Khương thu về 339 tỷ đồng trong năm vừa qua.

Với giá trị kinh tế mang lại, cây dứa tiếp tục được huyện Mường Khương chú trọng phát triển trong năm 2025. Thông thường, dứa chính vụ được nông dân tập trung trồng vào thời điểm từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 2 năm sau. Vì vậy, ngay sau khi đón tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nông dân huyện Mường Khương đã đồng loạt ra quân đẩy nhanh tiến độ trồng dứa nhằm đảm bảo khung thời vụ.

2.jpg

Nhiều năm nay, cây dứa đã giúp gia đình ông Tráng Seo Dìn, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu có thu nhập khá và ổn định. Nhờ trồng dứa, mỗi năm gia đình ông Dìn có nguồn thu từ 30 - 50 triệu đồng. Năm 2024, dù chỉ có hơn 1 vạn gốc dứa nhưng ông Dìn thu khoảng 40 triệu đồng vì dứa được mùa, được giá.

Ông Dìn chia sẻ: Trồng dứa không cho thu nhập quá cao nhưng dễ bán và giá cả tương đối ổn định. Năm nay, tôi đã trồng xong 2 vạn cây giống chính vụ trước tết Nguyên đán và dự kiến sẽ trồng thêm khoảng 1 vạn cây vào đầu tháng 4 dương lịch.

Tương tự, bà Vương Thị Phương, thôn Na Mạ 1 cũng coi dứa là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính nên rất quan tâm đến khâu trồng và chăm sóc. Để có đủ 10 vạn cây giống cho vụ sản xuất chính của năm 2025, gia đình bà Phương đã phải chuẩn bị giống từ 6 tháng trước, đồng thời khai thác và vận chuyển cây giống đến nơi trồng từ trước tết Nguyên đán. Ngay sau Tết, bà Phương đã thuê thêm 5 lao động để trồng dứa cho kịp thời vụ.

3.jpg

Bà Phương cho biết: Gia đình gắn bó với giống dứa Queen đến nay đã được hơn 20 năm. Giống dứa này không chỉ phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ canh tác của nông dân địa phương mà còn mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định. Dự kiến đến hết tháng Giêng, gia đình sẽ trồng xong 10 vạn dứa chính vụ. Hy vọng năm nay, dứa tiếp tục được mùa, được giá để người trồng có thu nhập tốt.

Không chỉ những hộ có nhiều năm gắn bó với cây dứa để phát triển kinh tế, vài năm trở lại đây, tại xã Bản Lầu nói riêng và các xã vùng thấp của huyện Mường Khương nói chung, cây dứa cũng được nhiều hộ lựa chọn đưa vào canh tác, thay thế cho những diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả.

4.jpg

Tại thôn Pạc Bo, xã Bản Lầu, chị Lừ Thị Ánh cũng vừa trồng xong 1 vạn gốc dứa chính vụ. Được biết, diện tích trồng dứa này vừa được gia đình chị Ánh chuyển đổi từ mô hình canh tác sắn để nâng cao thu nhập.

“Giá sắn được tiểu thương thu mua rất thấp (khoảng 1.000 đồng/kg) nên tôi quyết định chuyển sang trồng dứa với hy vọng nâng cao thu nhập. Mặc dù chưa có kinh nghiệm với cây trồng này nhưng tôi sẽ cố gắng học hỏi các hộ dân có kinh nghiệm trồng dứa lâu năm”, chị Ánh cho biết.

Ngoài xã Bản Lầu, nông dân một số địa phương khác trên địa bàn huyện Mường Khương, như Bản Sen, Lùng Vai, Thanh Bình và Nậm Chảy cũng đang tích cực, chủ động nguồn cung giống, đẩy nhanh tiến độ trồng dứa chính vụ.

Theo ông Lê Thanh Hoa, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương: Dứa là cây trồng chủ lực vẫn được huyện Mường Khương chú trọng mở rộng diện tích trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

"Năm 2025, Mường Khương phấn đấu trồng mới hơn 200 ha, nâng tổng diện tích dứa toàn huyện lên hơn 1.900 ha" - ông Hoa cho biết.

Bên cạnh đẩy nhanh tiến độ trồng dứa chính vụ, ngành nông nghiệp huyện cũng tập trung hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác dứa rải vụ, trái vụ, canh tác theo hướng an toàn, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật… Đồng thời, tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, tìm kiếm thị trường ổn định để góp phần nâng cao giá trị ngành hàng chủ lực này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

fb yt zl tw