Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Mường Khương chú trọng tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Mường Khương chú trọng tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

2.jpg

Cuối năm 2022, khi có chủ trương mở tuyến đường nội đồng Cốc Chứ - Sang Vai có chiều dài 3 km, anh Lù Văn Đèn ở thôn Ngam Lâm, xã Nấm Lư không ngần ngại hiến hơn 1.500 m2 đất ruộng, nơi đoạn đường đi qua khu vực sản xuất của gia đình. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai cách đây đã hơn chục năm, được tuyên truyền, vận động thường xuyên qua các buổi họp thôn nên anh Đèn hiểu rất rõ những giá trị mà nông thôn mới mang lại. Anh bàn với gia đình không chỉ hiến đất mà còn sẵn sàng chặt bỏ cây cối để tuyến đường thi công được thuận lợi.

4.jpg

Ngoài ra, anh Đèn còn tích cực tham gia với Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Ban Công tác mặt trận khu dân cư tuyên truyền, vận động được 20 hộ khác trong thôn hiến 7.000 m2 đất để làm đường. Với thành tích đó, anh Lù Văn Đèn đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh năm 2022.

5.jpg

Tiến độ thi công tuyến đường giao thông từ cột mốc biên giới 166 (2) đến cột mốc 167 (2) thuộc xã Pha Long rất thuận lợi nhờ các hộ tại 5 thôn biên giới trên địa bàn xã đồng thuận hiến đất. Khi có chủ trương mở tuyến đường này, 13 hộ ở thôn Tả Lùng Thắng đã hiến đất.

Cư dân biên giới trên địa bàn xã với 100% là người dân tộc thiểu số, đa phần đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, khi có chủ trương mở tuyến đường biên, 50 hộ đã tự nguyện hiến đất. Với người dân vùng cao, mặt bằng làm nhà ở vốn rất quý nhưng vì lợi ích chung, vì sự phát triển của thôn, bản nên họ sẵn sàng hiến đất.

Đồng chí Vàng Tỉn Dung, Chủ tịch UBND xã Pha Long

Không chỉ tại Pha Long, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn biên giới huyện Mường Khương đều chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

6.jpg

Huyện Mường Khương đã ban hành 35 văn bản chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở và xác định rõ nội dung, hình thức tuyên truyền, gắn với việc nắm tình hình tư tưởng, dư luận trong cán bộ, đảng viên và người dân.

Đồng chí Lê Thị Phương Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mường Khương

Với gần 90% cư dân là người dân tộc thiểu số, nên công tác tuyên truyền miệng được huyện Mường Khương chú trọng. Từ đầu năm 2023 đến nay, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện chỉ đạo tổ chức tuyên truyền lưu động lồng ghép được 78 buổi và xây dựng 2 kịch bản tuyên truyền về nông thôn mới tại các xã. Cấp xã tổ chức 286 hội nghị, với 19.980 lượt người tham gia, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về xây dựng nông thôn mới của cả hệ thống chính trị và người dân.

3.jpg

Cùng với đó, huyện Mường Khương triển khai đa dạng hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, duy trì chuyên mục “Xây dựng nông thôn mới” trên sóng truyền thanh; xây dựng 66 chương trình truyền hình, phát thanh và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử huyện 50 tin, bài về xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, huyện Mường Khương đẩy mạnh hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức 65 buổi giao lưu biểu diễn, chiếu phim lưu động lồng ghép chủ đề xây dựng nông thôn mới, thu hút hơn 10.000 lượt người tham dự…

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mường Khương - Lê Thị Phương Linh khẳng định: Thông qua các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực vùng cao, biên giới tiếp tục được nâng lên, từ đó đã có những hành động, việc làm cụ thể trong xây dựng nông thôn mới và ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương điển hình được các cấp, các ngành khen thưởng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw