Mùa xuân trong thơ Nguyễn Khuyến

Khi nhắc đến thơ Nguyễn Khuyến, người ta thường nghĩ ngay đến mùa thu mà điển hình là 3 bài “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu vịnh” như một sự “mặc định” Nguyễn Khuyến là nhà thơ của mùa thu. Ít người nghĩ rằng trong toàn bộ thi tác cả chữ Hán và chữ Nôm của “nhà thơ làng quê” không chỉ viết về mùa thu mà còn có nhiều bài thơ xuân, không kể số lượng lớn câu đối mừng xuân mang giá trị hiện thực, thẩm mỹ và nhân văn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đối diện với mùa xuân, thơ Nguyễn Khuyến mang nỗi niềm đau xót của một bậc túc nho. Trước xuân, thi nhân buồn rầu muốn dứt hết mọi nỗi lo toan để yên phận tuổi già: “Năm mới vừa đến, năm cũ qua/Mọi người vui vẻ sao ta buồn/Thương mình gân cốt đã mòn hao/Nào hay ngày tháng cứ lao đi/Không lịch biết đâu là Giáp Tý/Thù còn đâu dám đọc Xuân Thu…” (Cảm nghĩ đầu xuân) và xót xa tự vấn mình: “Nhiễu nhương gió bụi bác nho gàn/Nhàn rỗi khác gì bị trói chân/Danh hão chỉ hơn anh bị gậy/Tài xoàng, e kém chú che tàn/Hé nhìn nửa gối trời cao rộng/Nằm khểnh bên song tính chiếc đơn…” (Mùa xuân bị bệnh).

Cảnh xuân trong thơ Tam nguyên Yên Đổ mang nỗi buồn khắc khoải, trong cái nền xuân không vui ấy là hình ảnh một ông già mang nỗi niềm cô quạnh muốn quên hết sự đời. Nhưng nào có quên được bởi vẫn hàng ngày hiển hiện ra trước mắt thi nhân. Xuân về đấy nhưng vẫn còn đó bao âu lo thấp thỏm đang chờ: “Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng/Năm nay chợ họp có vui không?Hàng quán người về nghe xao xác/Nợ nần năm hết hỏi lung tung/Năm ba ngày nữa thì xuân tới/Pháo trước nhà ai một tiếng đùng” (Chợ Đồng) và bài thơ như bức tranh xuân quê sống động, gần gũi, gợi nhớ ngày Tết của vùng chiêm trũng nghèo khó.
Nét xuân trong thơ được Nguyễn Khuyến phác họa sao mà ảm đạm: “Là là mặt đất lớp sương sa/Ánh sáng ban mai vẫn mập mờ/Hạt quất ngoài vườn chờ nứt vỏ/Giò tiên trong chậu chửa bung hoa/Đầm đìa lệ sớm cánh tre rủ/Lạc lõng canh khuya tiếng hạc qua…” (Xuân nhật 1). Ở bài “Xuân Canh Tý” viết năm 1900, cụ Tam nguyên đón xuân trong cảnh buồn tái tê của tuổi tác: “Năm nay sáu sáu tuổi trời/Mỏi mòn năm tháng chảy trôi mà buồn/Lợi răng lục đục đôi phương/Rối bời râu tóc nhuốm sương trên đầu/Qua ba ngày tết vơi bầu/Hoa trong chậu cảnh như hầu muốn rơi/Bệnh giá thơ hứng cũng vơi/Rét đài sưởi ấm ngù vùi mừng xuân”.

Đón Tết, mừng xuân là dịp mọi người chúc nhau sức khỏe, ấm no, hạnh phúc. Là bậc nho sĩ học rộng tài cao, Nguyễn Khuyến hiểu rõ việc đầu tiên của người quân tử là biết “trị gia” nên nhà thơ dạy các con: “Năm mới vừa sang năm cũ qua/Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta/Chín sào tư thổ là nơi ở/Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà/Trước cửa khói dày non khuất bóng/Bên tường, mưa ít, cúc thưa hoa/Các con nối chí cha nên biết/Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà” (Ngày xuân dạy các con).

Không phải thơ xuân của Nguyễn Khuyến đều mang nỗi buồn u sầu, không khí mùa xuân và lòng yêu thiên nhiên đem lại cho thơ xuân Nguyễn Khuyến sắc thái riêng. Có những câu thơ thấp thoáng niềm vui nho nhỏ: “Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng/Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt” (Cảnh Tết).

Với tâm hồn lặng lẽ nhưng nhạy cảm, Nguyễn Khuyến đón “Gió đông phơi phới rước xuân vào” trong nỗi suy tư se lạnh cõi lòng và những giọt mưa xuân của trời hay mưa tự lòng người: “Mong xuân, xuân đến không hay/Hạt mưa lất phất từng mây im lìm/Cây xanh nảy lộc bên thềm/Trên trời, dưới nước cá chim vẫy vùng” (Xuân nhật 3).

Cái ấm áp, vui tươi ấy dường như chỉ thoảng qua trong thơ xuân Nguyễn Khuyến, còn cơ bản phủ lên trong thơ xuân của Tam nguyên là nỗi cơ hàn của bản thân trong “Năm gian nhà nhỏ thấp le te/Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe”, và cái xao xác, lo âu, buồn thương của làng quê luôn hiện hữu trong cuộc sống: “Năm nay cày cấy vẫn chân thua/Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa” (Chốn quê) cảnh đời như thế thì đón xuân vui sao được.
Thơ viết về mùa xuân của Nguyễn Khuyến không nhiều, nhưng cụ đã để lại một dòng thơ xuân đầy day dứt, đầy yêu thương gắn bó với cuộc đời. Đây chính là bản sắc thơ xuân mà cụ Tam nguyên Yên Đổ đóng góp vào thơ xuân đất Việt nói riêng, nền thi ca Việt Nam nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw