"Múa Rồng", nét văn hóa ngàn năm đất Thăng Long

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, khắp mọi miền Tổ quốc đều rộn ràng hình ảnh rồng bay lên trong các màn múa Rồng.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, khắp mọi miền Tổ quốc đều rộn ràng hình ảnh rồng bay lên trong các màn múa Rồng. Trong đó, hình ảnh rồng bay lên trên vùng đất Thăng Long vào Tết Giáp Thìn càng làm cho hoạt động này thêm ý nghĩa.

Qua các tài liệu nghiên cứu, múa Rồng có từ thế kỷ thứ 10, thời Lý và đến ngày nay có ít nhất hơn 30 điệu múa Rồng chính thức, xuất hiện ở nhiều địa phương. Rồng tượng trưng cho sự cao quý và quyền uy của vua chúa.

Đối với văn hóa Việt cổ, hình tượng rồng còn gắn liền với truyền thuyết con rồng cháu tiên và là sự gửi gắm ước mong về mưa thuận, gió hòa, gắn với văn minh lúa nước lâu đời.

Múa Rồng đòi hỏi người múa luyện tập rất công phu mới có thể phối hợp nhịp nhàng khi rồng uốn lượn, rồng phóng tới, rồng đảo lại phô diễn thần oai. Các màn múa Rồng không chỉ xuất hiện trong lễ hội, mà còn được trình diễn trong nhiều sự kiện văn hóa lớn của thành phố Hà Nội như một niềm tự hào.

Tại Hà Nội, những năm gần đây bộ môn múa Rồng phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng. Các huyện như Thanh Oai, Chương Mỹ, Đông Anh, Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ... có phong trào múa Rồng phát triển mạnh mẽ. Qua đó vừa làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, vừa góp phần bảo tồn những điệu múa cổ, nét đẹp văn hóa dân gian của dân tộc.

Báo Giáo dục & Thời đại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Hiện nhiều người trẻ có thể dành hàng giờ để lướt mạng xã hội, xem video ngắn, chơi game nhưng lại ngại ngần khi cầm một cuốn sách. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách của người trẻ, nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn.

Văn học quảng bá du lịch

Văn học quảng bá du lịch

Quảng bá du lịch thông qua văn học tuy không phải là hình thức mới, nhưng theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, đặc biệt là trong thời đại số. Một tour du lịch theo hành trình của các nhân vật trong tiểu thuyết hoặc thơ ca nổi tiếng, từ đó, du khách không chỉ được tham quan mà còn được trải nghiệm văn hóa và lịch sử sâu sắc hơn... là điều hoàn toàn có thể.

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

Trịnh Tường là xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Vào đầu thế kỷ XX, xã Trịnh Tường nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Hiện nay, tại đây vẫn còn dấu tích của những công trình cổ trên dưới 100 năm tuổi được xây dựng từ thời thực dân Pháp xâm lược và cai trị vùng đất này.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

Hơn 10.000 thiếu nhi cả nước đồng diễn nghệ thuật trống kèn 'Đất nước trọn niềm vui'

Hơn 10.000 thiếu nhi cả nước đồng diễn nghệ thuật trống kèn 'Đất nước trọn niềm vui'

Ngày 12/4, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình đồng diễn nghệ thuật trống kèn với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” và liên hoan Tiếng kèn Đội ta thành phố Hồ Chí Minh năm học 2024 - 2025 với chủ đề “Em là chiến sĩ Giải phóng quân thành phố Bác Hồ”.

UNESCO ghi danh bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân là Di sản tư liệu thế giới

UNESCO ghi danh bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân là Di sản tư liệu thế giới

Theo thông tin từ UNESCO, vào hồi 23 giờ ngày 10/4 tại Paris, Hội đồng Chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của Việt Nam được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới.

fb yt zl tw