Mùa may áo mới ở bản người Dao đỏ

LCĐT - Thời điểm này, có dịp đi qua các thôn, bản người Dao đỏ ở khu vực xã Dền Sáng (huyện Bát Xát), dễ dàng gặp phụ nữ người Dao đỏ ngồi khâu, thêu bên hiên nhà, ngoài sân, dưới tán cây râm mát…

Tranh thủ lúc nông nhàn, người Dao đỏ cùng nhau thêu thổ cẩm để làm các sản phẩm như túi đeo, đệm ngồi.
Tranh thủ lúc nông nhàn, người Dao đỏ cùng nhau thêu thổ cẩm để làm các sản phẩm như túi đeo, đệm ngồi.

Thôn Dền Sáng, xã Dền Sáng có gần 100% là người Dao đỏ. Nhiều nét đẹp văn hóa được người dân nơi đây giữ gìn, bảo tồn và phát huy, trong đó thêu thổ cẩm, may quần áo cho bản thân và gia đình vẫn được phụ nữ người Dao đỏ nơi đây duy trì, giữ gìn.

Hằng năm, từ tháng 9 âm lịch đến cuối năm, khi việc đồng ruộng đã nhàn rỗi, phụ nữ người Dao đỏ cùng nhau đem vải đã nhuộm chàm ra thêu. Bà Tẩn Tả Mẩy, thôn Dền Sáng cho biết: Phụ nữ người Dao đỏ ở đây thường biết thêu từ nhỏ. Từ 8 - 10 tuổi, trẻ em gái người Dao đỏ được các bà, các mẹ dạy may, thêu thổ cẩm và tìm hiểu về bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

“Chúng tôi tranh thủ những lúc rảnh rỗi thêu sẵn từng miếng thổ cẩm, sau đó may trang phục, kịp Tết có quần áo mới mặc đi chơi. Chúng tôi còn dùng miếng thổ cẩm để may túi đeo, mặt chăn, đệm ngồi…”, chị Lý Tả Mẩy, thôn Ngải Trồ, xã Dền Sáng cho biết.

Hình ảnh phụ nữ ngồi thêu thổ cẩm tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Ảnh Tô Bá Hiếu (Sa Pa)
Hình ảnh phụ nữ ngồi thêu thổ cẩm tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Ảnh Tô Bá Hiếu (Sa Pa)
Đến các bản người Dao, xã Dền Sáng (Bát Xát), dễ dàng gặp hình ảnh những phụ nữ ngồi khâu, thêu.
Đến các bản người Dao, xã Dền Sáng (Bát Xát), dễ dàng gặp hình ảnh những phụ nữ ngồi khâu, thêu.

Bộ quần áo của người Dao đỏ được chắp nối, ghép lại từ nhiều tấm thổ cẩm làm điểm nhấn. Hầu hết mẫu thêu được người xưa truyền dạy. Ngày nay, chị em muốn sáng tạo thì có chút thay đổi, nhưng cơ bản vẫn là những hoa văn truyền thống với sắc đỏ chủ đạo trên nền vải nhuộm chàm đen…

May áo mới. Ảnh Đoàn Hải Uyên (Bảo Thắng)
May áo mới. Ảnh Đoàn Hải Uyên (Bảo Thắng)

Xã Dền Sáng là một trong những điểm đến trên hành trình du lịch trải nghiệm vùng cao của du khách khi tới Bát Xát. Hình ảnh phụ nữ người Dao đỏ ngồi khâu, thêu ngay hiên nhà, bên đường… với nhiều màu sắc sặc sỡ luôn thu hút sự chú ý của du khách khi tới với vùng đất này. Sẽ tuyệt vời hơn nếu địa phương xây dựng được một không gian trưng bày các sản phẩm thổ cẩm của người dân để du khách được trải nghiệm nét đẹp văn hóa này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw