Mưa đầu mùa

Bỗng trời tối sầm lại, tôi cảm nhận ra cái mát lạnh ở đâu đó đang đong đưa, khe khẽ theo về cùng cơn gió.

Thành phố đã có cơn mưa đầu tiên sau bao tháng ngày mòn mỏi ngóng trông, khát khô chờ đợi…

Cái mùi oi nồng hăng hắc từ đường phố xốc lên, len vào mũi, tôi nhận ra ngay đường phố đã có những giọt mưa rơi, mưa to dần phủ kín cả bầu trời; khi mưa đủ làm thành dòng nước nổi trên mặt đường trải nhựa nóng bỏng, nó bốc lên một mùi đặc trưng riêng có của cơn mưa đầu mùa hạ.

Tôi lao vào mái hiên. Ngẩn ngơ đứng và chờ đợi... Có làn hơi mát lạnh len vào, đậu lên tóc, đậu lên khuôn mặt rám nắng, len vào trái tim như ca từ ngọt ngào, mê say. Mưa bên tôi, mưa xa xa, trắng xóa làm mờ từng con phố. Mưa nhảy múa trên giàn cây, bám đu đưa trên những chùm hoa phượng. Mưa đậu trên mái tóc, bờ môi mềm mịn của người em gái sau những chuỗi ngày nắng hanh hao...

Những chiếc xe đang cố vượt nhanh trên phố vội vàng dừng lại để tìm mái hiên nhanh chóng nép vào. Mái hiên không đủ rộng để che những làn mưa bị gió rượt đuổi tràn trề quất rào rạt. Tôi ướt, những người trú mưa cũng ướt, cái ướt nhẹ nhàng, ướt thảnh thơi, ngọt ngào thấm vào tâm hồn như đang muốn níu cho thời gian chậm lại, quên đi mọi thứ bề bộn náo nhiệt của dòng đời đang trôi.

Dưới mái hiên, người với người bỗng trở nên như đã thân thiện từ lâu lắm. Mỉm cười chào nhau, vui vẻ chuyện trò, nhường nhau từng khoảng ráo khô ít ỏi. Như thể là người một nhà, gần gũi sung sướng, họ cùng nhau tận hưởng những giây phút chan hòa của bản tình ca có được từ cơn mưa ngày hạ, lắng đọng miên man...

Phía bên kia đường, một dãy dù che tạm màu sặc sỡ bị gió thốc lên, đổ nghiêng ngã, ướt sũng. Hai thanh niên đang giúp người phụ nữ bán quán lùi chiếc bàn lỉnh kỉnh đồ pha chế dịch vào khỏi ướt. Trong quán khá đông người, ghế được nhường cho người già, em bé. Mấy chàng trai, cô gái thích thú xòe bàn tay ra hứng mưa rồi vỗ nhẹ lên mặt, vài cô cậu khác hí hoáy chiếc điện thoại thông minh chụp ngang, chụp đứng đủ góc hình, hết chụp ảnh, sang quay phim. Chủ quán vẫn đon đả chào mời, nhanh tay nép gọn đồ đạc nhường chỗ cho mọi người ghé trú mưa.

Sau những tháng ngày dài nắng gắt rụm khô, ngột ngạt trong khói xe bụi bặm, ai cũng trông chờ mưa tới. Trong cơn mưa đất trời dịu mát, lòng người nhẹ nhàng, ai cũng muốn sống chậm lại để thương yêu nhiều hơn, để trải lòng, gần gũi, tình thân...

Tháng 6, trời đất lạ quá, bất chợt mưa, bất chợt nắng, cứ đỏng đảnh như tính cách thiếu nữ dậy thì, giận mà thương, thương mà giận, hiền ngoan bỗng chốc hóa kiêu kỳ... Phải chăng, vì nắng gắt chiếm hữu hết các ngõ ngách thân thương nên mưa đầu mùa đã giúp xoa dịu phố phường, gột rửa bức bối, muôn loài bỗng chốc tươi tắn, reo vui như là sự tất yếu của tạo hóa.

Mùa mưa lại đến, trong sự mưu sinh của con người, mỗi người đón mùa mưa theo sự vui buồn khác nhau, tùy theo hoàn cảnh. Dù muốn hay không thì mùa mưa cũng sẽ phải đến và kéo dài theo quy luật bất biến của tự nhiên. Chúng ta ai cũng sẽ quen dần với mọi bất chợt đến, bất chợt đi của những cơn mưa như bao năm cuộc đời ta đã trải qua.

Thế nhưng, mọi cơn mưa đầu mùa luôn mang đến cho con người cảm xúc đặc biệt. Với tôi, mỗi cơn mưa mang đến cho tôi những cái nhìn mới lạ trong thành phố thân quen suốt mấy chục năm qua. Sự giao thoa của mưa nắng, của đất trời tạo nên cảm giác nhẹ nhàng của phố thị, của lòng người khiến cảnh vật nên thơ hơn bao giờ hết.

Tôi thầm cảm ơn những cơn mưa đầu mùa hạ đã giải nhiệt cơn khát trong tôi, cho tất cả mọi người!

nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw