Một số điểm mới của Nghị định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Quy định chặt chẽ hơn, tránh thiệt thòi cho nghệ sĩ

Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" gồm 5 Chương và 19 Điều. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 22/7/2024, trong đó có một số quy định mới, chặt chẽ hơn về xét tặng danh hiệu.

Quy định chặt chẽ hơn

Theo đó, Nghị định 61 quy định rõ hơn điều kiện hoạt động của cá nhân được xét danh hiệu gồm: cá nhân hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại các đơn vị văn hóa, nghệ thuật công lập; cá nhân hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại các đơn vị văn hóa, nghệ thuật ngoài công lập; cá nhân đang làm công tác giảng dạy hoặc quản lý trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nhưng vẫn tham gia hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp và cá nhân hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp tự do.

Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" gồm 5 Chương và 19 Điều. Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ VHTTDL trao tặng danh hiệu tới các nghệ sĩ vào tháng 3 năm 2024.
Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" gồm 5 Chương và 19 Điều. Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ VHTTDL trao tặng danh hiệu tới các nghệ sĩ vào tháng 3 năm 2024.

Quy định này giúp cho Hội đồng cấp cơ sở tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu của cá nhân cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, bổ sung thêm đối tượng "Quay phim thể loại phim kết hợp nhiều loại hình; "Nhạc sĩ sáng tác tác phẩm âm nhạc" và "Nhà nhiếp ảnh". Việc bổ sung đối tượng để phù hợp với thực tiễn hoạt động văn hóa, nghệ thuật của một số lĩnh vực và bảo đảm quyền lợi của cá nhân hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong xét tặng danh hiệu.

Nghị định cũng quy định chi tiết và cụ thể hơn về cách tính thời gian hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cá nhân hoạt động biểu diễn nghệ thuật và cá nhân sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật để bao quát đầy đủ điều kiện hoạt động văn hóa, nghệ thuật của các cá nhân, nhất là với các cá nhân hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp tự do.

Về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu (quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định): Quy định về tiêu chuẩn xét tặng hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022; quy định chi tiết cách tính thành tích, thời gian của từng đối tượng.

Theo đó, đối với cá nhân xét theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 7 và điểm a, b, c khoản 4 Điều 8 (xét theo tiêu chí giải thưởng): Bổ sung quy định rõ hơn về giải Vàng của cá nhân phải là Giải Vàng quốc gia "… trong đó có 1 Giải vàng quốc gia là của cá nhân" (Nghị định số 40/2021/NĐ-CP quy định: trong đó có 1 Giải Vàng là của cá nhân), với quy định cụ thể như vậy giúp cho Hội đồng các cấp có một cách hiểu thống nhất và có căn cứ rõ ràng hơn trong đánh giá về tài năng của cá nhân thông qua các giải thưởng mà cá nhân đạt được.

Đối với tác phẩm âm nhạc và tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7 và điểm d khoản 4 Điều 8: quy định tác phẩm có ít nhất 2 Giải Vàng quốc gia.

Đối với cá nhân xét theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 7 và điểm đ khoản 4 Điều 8: Bổ sung cá nhân hoạt động trong loại hình: nhạc giao hưởng thính phòng, nhạc vũ kịch, nhạc kịch xét theo tiêu chí "có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật tiêu biểu xuất sắc, chưa đáp ứng tiêu chí về giải thưởng theo quy định" (đối với xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân) hoặc "có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc chưa đáp ứng tiêu chí về giải thưởng theo quy định" (đối với xét danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú) vì những loại hình nghệ thuật này dù được đánh giá là "âm nhạc bác học" nhưng hiếm khi tổ chức cuộc thi nên cá nhân không có giải thưởng. Quy định này sẽ tránh bỏ sót việc tôn vinh các nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật ở loại hình này.

Nghị định cũng quy định cụ thể hơn đối với cá nhân là người cao tuổi; cá nhân là giảng viên các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật… có nhiều đóng góp tiêu biểu, xuất sắc trong loại hình, ngành nghề nghệ thuật… vẫn đang tích cực tham gia các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp cấp tỉnh và quốc gia.

Đối với các cá nhân là giảng viên, quy định rõ đào tạo trực tiếp từ 3 học sinh, sinh viên tham gia đạt giải Vàng tại cuộc thi nghệ thuật cấp quốc gia, quốc tế (tiêu chuẩn Nghệ sĩ nhân dân) hoặc đào tạo trực tiếp từ 3 học sinh, sinh viên, trong đó có 2 học sinh, sinh viên tham gia đạt giải Vàng và 1 học sinh, sinh viên tham gia đạt giải Bạc tại cuộc thi nghệ thuật cấp quốc gia, quốc tế (tiêu chuẩn Nghệ sĩ ưu tú), các giảng viên đó vẫn đang tích cực tham gia các hoạt động biểu diễn nghệ thuật sẽ thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú".

Nghị định 61 cũng quy định cụ thể nguyên tắc làm việc của từng cấp Hội đồng, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng cấp Hội đồng. Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng trao danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho nghệ sĩ Lê Mai vào tháng 3 năm 2024.
Nghị định 61 cũng quy định cụ thể nguyên tắc làm việc của từng cấp Hội đồng, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng cấp Hội đồng. Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng trao danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho nghệ sĩ Lê Mai vào tháng 3 năm 2024.

Quy định cụ thể nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét danh hiệu

Về Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" (quy định tại các Điều 10, 11, 12 Nghị định), Nghị định 61 cũng quy định cụ thể nguyên tắc làm việc của từng cấp Hội đồng, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng cấp Hội đồng.

Đối với Hội đồng cấp cơ sở: Tại điểm d khoản 3 Điều 10 quy định: Hội đồng xem xét về quá trình, thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn; đánh giá về uy tín, chuyên môn, tầm ảnh hưởng của từng cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" hoặc "Nghệ sĩ ưu tú" theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định này.

Việc quy định rõ trách nhiệm như vậy sẽ đảm bảo chất lượng các hồ sơ trình lên Hội đồng cấp trên, không ai đánh giá đúng và "chuẩn" về tài năng nghệ thuật và quá trình hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ bằng những người sống và làm việc cùng môi trường, cùng ngành nghề. Ngoài ra, đối với các hồ sơ xét theo điểm d khoản 4 Điều 7 hoặc điểm đ khoản 4 Điều 8 thì Hội đồng cấp cơ sở phải có 1 bản nhận xét, đánh giá toàn diện về 4 tiêu chí xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" hoặc "Nghệ sĩ ưu tú", trong đó nêu cụ thể các hoạt động tham gia biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp: quy mô của các chương trình nghệ thuật; các chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị mà nghệ sĩ đó tham gia. Đây chính là căn cứ để Hội đồng cấp trên có cơ sở xem xét các trường hợp này.

Đối với Hội đồng cấp Bộ, tỉnh: Tại điểm d khoản 3 Điều 11 quy định: Hội đồng xem xét về hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng của Hội đồng cấp cơ sở; đánh giá về uy tín, chuyên môn, tầm ảnh hưởng của từng cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" hoặc "Nghệ sĩ ưu tú" theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định này.

Đối với Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước: Tại điểm c khoản 1 Điều 12 quy định: Hội đồng xem xét về hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng của Hội đồng cấp Bộ hoặc Hội đồng cấp tỉnh; đánh giá về uy tín, chuyên môn, tầm ảnh hưởng của từng cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" hoặc "Nghệ sĩ ưu tú" theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định này.

Đối với Hội đồng cấp Nhà nước: Tại điểm c khoản 2 Điều 12 quy định: Hội đồng xem xét về hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng của của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước; đánh giá về uy tín, chuyên môn, tầm ảnh hưởng của từng cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" hoặc "Nghệ sĩ ưu tú" theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định này.

Điều 13 Nghị định 61 hướng dẫn cụ thể tuyến gửi hồ sơ của từng cá nhân giúp cho nghệ sĩ dễ dàng hơn trong việc làm hồ sơ xét tặng danh hiệu. Ảnh minh họa.
Điều 13 Nghị định 61 hướng dẫn cụ thể tuyến gửi hồ sơ của từng cá nhân giúp cho nghệ sĩ dễ dàng hơn trong việc làm hồ sơ xét tặng danh hiệu. Ảnh minh họa.

Hướng dẫn cụ thể tuyến gửi hồ sơ

Về hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" (quy định tại Điều 13, 14, 15 và Điều 16 Nghị định). Theo đó, Điều 13 Nghị định đã hướng dẫn cụ thể tuyến gửi hồ sơ của từng cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 1.

Tại các Điều 14, 15 và 16 quy định cụ thể về thời gian sau khi kết thúc cuộc họp của Hội đồng các cấp thì cơ quan thường trực của Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" về Hội đồng cấp dưới; quy định cụ thể về thời gian khi Hội đồng cấp dưới nhận được văn bản thông báo kết quả của Hội đồng cấp trên phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú". Các quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho từng cấp xét tặng, nhất là ở cấp Hội đồng cấp tỉnh; bảo đảm sự minh bạch, thuận lợi và khoa học, thống nhất ở từng cấp xét tặng.

Về quy đổi giải thưởng quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo dự thảo Nghị định, bổ sung thêm việc quy đổi giải thưởng của tác phẩm để tính thành tích cho một số thành phần tham gia trong tác phẩm như: Diễn viên nhạc (nhạc công ở dàn nhạc sân khấu), Người làm âm thanh, Người làm ánh sáng… Đây là những thành phần không thể thiếu trong các chương trình, vở diễn, có nhiều đóng góp vào thành công của vở diễn nhưng chưa được tính quy đổi giải thưởng và trong cơ cấu giải thưởng của các cuộc thi liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp rất ít khi trao giải thưởng cá nhân cho nhóm đối tượng này. Việc bổ sung quy đổi giải thưởng để tránh thiệt thòi cho nghệ sĩ.

Phụ lục cũng bổ sung Bảng quy đổi giải thưởng cho tác phẩm âm nhạc và tác phẩm nhiếp ảnh, là căn cứ để tính thành tích cho tác giả sáng tạo tác phẩm trong xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú".

Theo Báo điện tử Tổ quốc

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (MỒNG 10 THÁNG BA NĂM ẤT TỴ 2025) Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo dòng chảy hiện đại hóa, công tác bảo tồn văn hóa Hùng Vương còn mang một ý nghĩa chiến lược sâu sắc: giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc.

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa nhìn từ các hiệu ứng mới

Công nghiệp văn hóa đang ngày càng được chú trọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để biến lĩnh vực này thành một trong những động lực tăng trưởng bền vững của đất nước, cần một chiến lược dài hơi, bài bản và đồng bộ. Bởi các sản phẩm văn hóa của Việt Nam vẫn chưa thể thực sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế...

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt: “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn”. Đây là những tư liệu quý với góc nhìn đa chiều về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Hé lộ dàn tài tử sẽ hóa thân thành 'tứ quái' The Beatles

Theo công bố mới nhất, bộ phim tiểu sử về các thành viên nhóm nhạc huyền thoại The Beatles sẽ xuất hiện trên màn ảnh rộng vào tháng 4/2028. Điều khiến dư luận quan tâm hiện nay là gương mặt nào sẽ đảm nhận trọng trách hóa thân thành “tứ quái” nước Anh.

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi âm nhạc kết nối di sản

Khi những giai điệu vang lên trong không gian của các địa danh lịch sử, chúng không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn làm sống lại ký ức, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo cách sáng tạo.

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

fb yt zl tw