Một năm mới đoàn viên nơi vùng cao, biên giới

Quê hương Lào Cai với những núi đồi điệp trùng, dằng dặc dải biên cương trong hơn 100 năm qua (tỉnh Lào Cai thành lập năm 1907) đã có biết bao đổi thay. Một trong bao đổi thay tươi sáng như thế là những cái Tết hòa nhập, đoàn viên, gần gụi.

ct2.jpg
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua thành phố Lào Cai. Ảnh: Mạnh Dũng.

Nhớ lại cái Tết của 10 năm trước, năm 2014, khi đó đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 6 năm khởi công xây dựng vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Luân chuyển hàng hóa, việc di chuyển của người dân giữa Lào Cai và miền xuôi phụ thuộc hoàn toàn vào Quốc lộ 70 quanh co, hẹp và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai xây dựng từ thời Pháp thuộc.

Bởi thế mới có tình trạng người dân muốn di chuyển phải chen chúc, cạy cục, nhờ vả, sử dụng nhiều mối quan hệ, thậm chí bỏ ra số tiền gấp 2 đến 3 lần giá trị thực cũng chưa chắc mua nổi vé tàu về quê ăn Tết.

vay-oda-lam-cao-toc-noi-ha-giang-voi-tuyen-noi-bai-lao-cai.jpg
Một đoạn đường cao tốc qua địa bàn tỉnh Lào Cai.

Trong khi đó, việc bước lên những chuyến xe di chuyển trên Quốc lộ 70 không khác nào những “cuộc hành xác”, chỉ một sự cố nhỏ của phương tiện nào đó trên đường cũng đồng nghĩa với gây tắc đường dài hàng chục km.

Ở chiều ngược lại cũng vậy, xa xôi, cách trở, khó khăn về đi lại khiến nhiều người, không ít gia đình phải bõ lỡ chuyến hoặc không thể về quê nhà Lào Cai ăn Tết.

Cuối năm 2014, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành và đưa vào sử dụng, đó là tuyến đường cao tốc có chiều dài nhất cả nước khi đó.

Tuyến cao tốc đã rút ngắn khoảng cách di chuyển từ Hà Nội tới Lào Cai và ngược lại chỉ còn một nửa thời gian, năng lực vận tải lớn gấp nhiều lần so với tuyến đường sắt và đường bộ trên Quốc lộ 70 trước đó, chi phí vận tải, di chuyển cũng giảm đi phần nhiều.

Lào Cai ngày nào là viễn xứ, trong suy nghĩ của nhiều người đó là ốc đảo lạc hậu, nhờ có tuyến cao tốc mà du khách nườm nượp đổ về Lào Cai, xe cộ giăng như mắc cửi trên các tuyến đường, hàng hóa lưu thông ngày đêm. Giao thông là thế, như người ta ví von là “huyết mạch” nuôi dưỡng cơ thể là nền kinh tế - xã hội quả thật không sai.

Giao thông mở mang cơ hội cho nhiều gia đình, cho nhiều người. Thời điểm trước Covid-19, tỉnh Lào Cai có hơn 50 nghìn lao động đi làm ngoại tỉnh (khoảng 7% dân số toàn tỉnh), hầu hết làm việc ở các tỉnh miền xuôi, khu vực các tỉnh, thành Nam Bộ.

1anutgiao-4.jpg
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại nút giao IC -18. Ảnh: Mạnh Dũng.

Ngoài ra còn hàng chục nghìn học sinh, sinh viên người Lào Cai học tập, định cư ở các tỉnh, thành trên cả nước nên giao thông không chỉ phục vụ phát triển kinh tế mà còn là vấn đề dân sinh, trong đó có những mong mỏi về cái Tết đoàn viên, sum vầy với gia đình, người thân được thỏa mãn.

Lào Cai mới hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường kết nối từ Vạn Hòa tới Bảo Hà và huyện Văn Yên (Yên Bái), đang hoàn thiện việc nâng cấp tuyến Quốc lộ 279 kết nối với Lai Châu và đặc biệt là chuẩn bị cho lễ khởi công Cảng Hàng không Sa Pa (sân bay Lào Cai).

Vượt lên những loại hình giao thông truyền thống, chỉ vài năm nữa thôi, việc di chuyển từ Lào Cai và ngược lại đến các tỉnh, thành xa xôi của cả nước và tiếp đó là di chuyển ra ngoài nước qua đường hàng không chỉ còn tính bằng số phút chứ không tính buổi, tính ngày như hiện nay.

Và như thế sẽ có nhiều hơn những gia đình đón cái Tết đầy đủ, mọi người quây quần, vui vầy trong niềm hạnh phúc bất tận. Bắt đầu từ mùa xuân này, ngày đó đang đến gần hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

fbytzltw