Mỗi năm thu hơn 180 triệu đồng từ mô hình homestay

LCĐT - Với quyết tâm và ý chí, dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động, sản xuất, chàng trai dân tộc Nùng Ngô Văn Tỉnh là người đầu tiên của thôn Sín Chải, xã Bản Mế mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ homestay ở Si Ma Cai. Hiện tại, doanh thu của gia đình anh bình quân 15 triệu đồng/tháng, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động.

Mô hình homestay của anh Ngô Văn Tỉnh.
Mô hình homestay của anh Ngô Văn Tỉnh.

Từ kinh nghiệm học được qua các chuyến tham quan, trải nghiệm những mô hình du lịch homestay ở Sa Pa, nhận thấy với điều kiện của gia đình mình phù hợp nên anh Ngô Văn Tỉnh đã xây dựng homestay kết hợp dịch vụ thư giãn, ẩm thực.

Cũng thời gian này, xã Bản Mế triển khai nguồn vốn vay ưu đãi phát triển du lịch thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Si Ma Cai, anh Tỉnh mạnh dạn vay thêm vốn, đầu tư xây dựng mô hình du lịch homestay của gia đình. Được vay vốn, gia đình anh cải tạo lại diện tích ao để khách đến tham quan, trải nghiệm câu cá. Anh cũng xây dựng các chòi nghỉ mát, dành không gian riêng cho khách trải nghiệm, nghỉ ngơi… với tổng diện tích 2.000 m2, mức đầu tư lên đến 800 triệu đồng. Mô hình này đem lại thu nhập cho gia đình 15 triệu đồng/tháng.

Thời điểm này, anh đang chuẩn bị đưa vào hoạt động một số phòng ở dành cho khách có nhu cầu nghỉ qua đêm. Tuy nhiên, gia đình anh vẫn tiếp tục hoàn thiện thêm nhiều hạng mục khác để chào đón du khách trong các dịp nghỉ lễ sắp tới.

Trao đổi với chúng tôi, anh Ngô Văn Tỉnh cho biết: Gia đình đang làm thêm chòi cho khách nghỉ ngơi, câu cá, trồng thêm hoa để du khách có chỗ chụp ảnh, check-in. Anh cũng trồng thêm rau, nuôi thêm gà, vịt phục vụ du khách khi họ có nhu cầu thưởng thức các món ăn độc đáo của dân tộc Nùng.

Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tích cực học hỏi, tin rằng chàng trai dân tộc Nùng Ngô Văn Tỉnh sẽ thành công hơn nữa với những dự định của mình, góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc gắn với đẩy mạnh phát triển du sinh thái cộng đồng tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw