Mô hình sinh kế bền vững, góp phần xóa nghèo ở vùng khó Lào Cai

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, năm 2023, toàn tỉnh Lào Cai có gần 7.800 hộ thoát nghèo. Năm 2024, tỷ lệ giảm nghèo ước đạt 4%. Đây là những kết quả rất đáng phấn khởi.

Sau nhiều lần được chính quyền vận động, gia đình anh Lý Chao, ở thôn Mào Phìn, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương đã chuyển 0,8 ha nương đồi trồng ngô sang trồng chè. Qua 1 năm, cây chè đã phát triển tốt.

Sản phẩm chuối mang lại thu nhập ổn định cho bà con.

Sản phẩm chuối mang lại thu nhập ổn định cho bà con.

Mới đây anh Chao đã nhận thêm 1 vạn cây chè giống được hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (chương trình 1719).

"Mấy ngày trước gia đình đã đào xong rãnh để trồng chè. Khi nhận được nhiều giống quá nên gia đình nhờ mọi người hỗ trợ trồng cùng gia đình cho kịp", anh Chao nói.

Nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế, năm nay xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương giảm được trên 50 hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt hơn 36 triệu đồng/người/năm. Nhận được nhiều hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ sản xuất cho bà con, xã cũng phải tính toán để những sinh kế này thực sự bền vững. "Được xã quan tâm tuyên truyền cho nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến thời điểm này kinh tế của gia đình tôi và bà con trong thôn rất ổn định. Đặc biệt là có những lớp đào tạo dạy nghề về cái trồng trọt nên bà con tích cực tham gia", anh Lồ Củi Khờ, thôn Cốc Ngù chia sẻ.

Người dân nhận chè giống được hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Người dân nhận chè giống được hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện Mường Khương hiện còn 3.680 hộ nghèo, giảm 7,47% so với năm 2023. Riêng với 5 xã nghèo, tỷ lệ giảm nghèo đạt 11,35%. Tới thời điểm này, ước kết quả giảm nghèo năm 2024 của các xã cơ bản đạt chỉ tiêu huyện giao. Nhưng địa phương xác định giảm nghèo không chỉ ở những con số, mà cần phải có chuyển biến rõ nét từ cuộc sống của đồng bào.

Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Huyện sẽ tiếp tục triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia để làm sao mà nâng cao được cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn, kết hợp với các dự án sản xuất để người dân thoát nghèo, làm giàu, xây dựng nông thôn mới.

Đồng bào vùng cao Lào Cai tích cực chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế.

Đồng bào vùng cao Lào Cai tích cực chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế.

Năm 2024, ước toàn tỉnh Lào Cai còn trên 20.700 hộ nghèo, trong đó, hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số là trên 19.700 hộ. Con số này đã giảm 6,19% so với năm trước.

Ông Trần Xuân Nhẫn, Trưởng ban Dân tộc cho biết: Trong thời gian vừa qua tỉnh Lào Cai đã tập trung đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn. Từ việc đào tạo nghề đã tạo được sự đa dạng về sinh kế cho đồng bào và tăng thêm thu nhập cho bà con.

Lào Cai đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai gây ra. Cùng với việc triển khai các mô hình sinh kế phù hợp, mang tính bền vững, công tác an sinh xã hội cũng đang được đẩy mạnh, để giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục phấn đấu thoát nghèo.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã chủ động tiếp thu các nội dung của Dự án 8; xây dựng các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch triển khai hoạt động. Có 4/8 chỉ tiêu đã hoàn thành giai đoạn I, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; Tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới Chương trình 2 và Tập huấn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới. Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động với một số kết quả nổi bật:

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Những năm trước, vùng Dự án 8 (thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) tại huyện Bảo Thắng vẫn là điểm lõm của các vấn đề xã hội cần giải quyết như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 8 "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Hội Phụ nữ các cấp triển khai, mọi sự đã thay đổi một cách tích cực, thiết thực và rõ rệt.

Nguy hại từ những bài thuốc ''truyền miệng''

Nguy hại từ những bài thuốc ''truyền miệng''

Trong thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do sử dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng để chữa bệnh. Tình trạng này đang gây ra lo ngại lớn khi không ít người vì tin tưởng những bài thuốc không được kiểm chứng, đã gặp phải hậu quả khôn lường.

Nhà tình nghĩa có được chuyển nhượng?

Nhà tình nghĩa có được chuyển nhượng?

Bạn đọc hỏi: “Cách đây 12 năm, bác ruột duy nhất của tôi (không lấy vợ) được chính quyền địa phương xây nhà tình nghĩa trên đất của ông. Nay ông mất, gia đình tôi ở xa nên không thể trông coi. Vậy ngôi nhà trên có được phép bán và điều kiện để giao dịch là thế nào?"

fb yt zl tw