Máy trộn bê tông mi-ni, hiểm họa lớn khi sử dụng không an toàn

Chỉ trong vòng hơn một tháng, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 năm 2024, trên địa bàn huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã xảy ra 3 vụ tai nạn làm 3 người tử vong khi sử dụng máy trộn bê tông mi-ni. Nguyên nhân do đâu?

02.jpg
Sử dụng máy trộn bê tông mi-ni không an toàn dễ gây tai nạn về điện.

Các vụ tai nạn liên tiếp xảy ra, vụ đầu tiên vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 19/6, anh Nguyễn Văn Tr., sinh năm 1991, thường trú tại thôn Phú Hợp 1, xã Phú Nhuận đang cùng người thân sử dụng máy trộn bê tông để cải tạo sân vườn trước nhà thì bị điện giật. Qua điều tra, lực lượng chức năng xác định máy trộn bê tông bị rò điện xuống đất, anh Tr. đứng gần nên bị điện giật, mặc dù người thân đã phát hiện, kịp thời rút ổ cắm điện nhưng anh Tr. vẫn tử vong.

Chưa đầy 10 ngày sau, khoảng 11 giờ 50 phút ngày 28/6, anh Lý Văn T., sinh năm 1982, thường trú tại thôn Tân Thượng, xã Trì Quang bị điện giật tử vong tại công trình xây bờ kè trụ sở Công an thị trấn Nông trường Phong Hải. Anh T. lái xe ô tô chở sắt đến công trình xây bờ kè, khi bốc chuyển sắt vào công trình vô tình sắt chạm vào nguồn điện cấp cho máy trộn bê tông, bị điện giật tử vong tại chỗ.

Nạn nhân thứ ba là anh Trần Tuấn A., sinh năm 2003, thường trú tại thôn Làng Bông, xã Xuân Quang. Ngày 5/8/2024, anh A. mang máy trộn bê tông đến nhà một người dân ở thôn Làng Bạc cùng xã để chuẩn bị đổ thuê nền chuồng gà. Lúc 17 giờ 5 phút, anh A. chạy thử máy trộn bê tông, khi chạm vào vòng điều khiển máy trộn thì bị điện giật, xác định do máy trộn bị rò điện. Mặc dù được mọi người có mặt tại nơi xảy ra sự cố phát hiện kịp thời, ngắt nguồn cấp điện máy trộn, sơ cứu tích cực, nhưng Trần Tuấn A. vẫn tử vong.

03.jpg
Hiện trường vụ tai nạn điện giật khi sử dụng máy trộn bê tông mi-ni làm anh Trần Tuấn A. tử vong chiều 5/8.

Có thể thấy, cả 3 vụ tai nạn thương tâm trên, nạn nhân tử vong đều do bị điện giật khi sử dụng máy trộn bê tông mi-ni. Máy trộn bê tông mi-ni tiêu thụ công suất điện cao, đồng thời khi vận hành rung lắc mạnh, kết hợp với môi trường có độ kiềm (xi măng) lớn, độ ẩm (nước trộn bê tông) cao là nguyên nhân dễ dẫn tới sự cố rò điện, đứt hở dây dẫn điện. Không thường xuyên bảo dưỡng, đưa máy vào sử dụng không kiểm tra an toàn trước khi cấp điện chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, trung bình hằng năm có 400 - 500 vụ tai nạn điện giật làm 350 - 400 người tử vong, hàng trăm người khác bị thương. Trong đó, 70% số vụ có nguyên nhân từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện. Hiện nay, người dân có nhu cầu xây dựng nhiều, trong đó có các hạng mục, công trình nhỏ lẻ, công trình nằm ở những nơi xe chở bê tông không vào được nên phải sử dụng máy trộn bê tông mi-ni. Nếu không bảo đảm an toàn trong sử dụng điện, nguy cơ cao bị tai nạn điện giật từ máy trộn bê tông mi-ni trên địa bàn sẽ còn tiếp diễn.

Để đảm bảo an toàn điện trong lao động, sản xuất, Công an huyện Bảo Thắng khuyến cáo:

- Sử dụng các máy móc, dụng cụ tiêu thụ điện có nguồn gốc xuất xứ, kiểm định độ an toàn đầy đủ;

- Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra an toàn của máy móc, dụng cụ sử dụng điện. Đặc biệt chú ý kiểm tra, thay thế ngay dây cấp, dây dẫn điện khi có dấu hiệu hư hỏng, đứt gẫy, lão hóa vỏ cách điện; kiểm tra các vị trí tiếp xúc, ổ cắm loại trừ move, phóng điện; kiểm tra kỹ đủ điều kiện an toàn mới cấp điện cho máy móc, dụng cụ.

- Lắp đặt các thiết bị bảo vệ quá tải điện tự động (aptomat), thiết bị chống sốc điện cách ly và thiết bị dập tia hồ quang điện cho nguồn cấp điện nhằm loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ rò rỉ điện, quá tải, quá áp, quá nhiệt, sét lan truyền, thiết bị ngâm nước, mất pha,…

- Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi vận hành máy móc, công cụ tiêu thụ điện như: Găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện, đeo kính, mặt nạ…

- Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, loại bỏ nước, bụi bẩn bám vào các vị trí tiếp xúc, bộ phận máy móc, công cụ sử dụng điện, dây dẫn điện.

- Rào chắn, treo biển báo những chỗ nguy hiểm (có điện nguy hiểm, cấm đóng điện…); chuẩn bị sẵn sào cách điện (đóng mở cầu dao cách ly ở cự ly xa), kìm cách điện, bút thử điện (kiểm tra, xử lý mất an toàn);

- Giữ khoảng cách an toàn với nguồn cấp điện...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tin lũ khẩn cấp trên sông Hồng tại Bảo Hà

Tin lũ khẩn cấp trên sông Hồng tại Bảo Hà

Theo thông tin từ Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, trong 12 giờ qua, do ảnh hưởng mưa lớn trên lưu vực kết hợp với điều tiết xả lũ của các hồ chứa phía thượng nguồn, lũ trên sông Hồng tại Bảo Hà (huyện Bảo Yên) và thành phố Lào Cai; suối Nhù tại Văn Bàn tiếp tục lên nhanh. Lũ trên sông Hồng tại Bảo Hà hiện trên báo động 3 - mức nguy hiểm.

Mưa lớn tiếp diễn tại nhiều địa phương trong tỉnh

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (9/9): Mưa lớn tiếp diễn tại nhiều địa phương trong tỉnh

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm và ngày mai (9/9), chịu ảnh hưởng của vùng thấp suy yếu từ bão số 3 nên thời tiết các địa phương trong tỉnh nhiều mây, có mưa, mưa vừa, mưa to và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió Đông Nam cấp 2 - 3. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét.

[Ảnh] Những hình ảnh đẹp của lực lượng chức năng giúp người dân vùng lũ

[Ảnh] Những hình ảnh đẹp của lực lượng chức năng giúp người dân vùng lũ

Mưa lớn liên tục trong nhiều giờ qua khiến nước sông, suối dâng cao gây ngập lụt, sạt lở đồi và nhiều tuyến đường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức năng các địa phương trong tỉnh đã ra sức hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn, khắc phục sạt lở, dầm mình trong mưa để cảnh báo, hướng dẫn người dân tại những khu vực nguy hiểm...

[Ảnh] Lũ trên sông Hồng lên nhanh

[Ảnh] Lũ trên sông Hồng lên nhanh

Do ảnh hưởng mưa lớn trên lưu vực kết hợp với điều tiết xả lũ của các hồ chứa phía thượng nguồn khiến lũ trên sông Hồng lên nhanh. Theo thông tin từ Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, mực nước lúc 15 giờ ngày 8/9 trên sông Hồng tại Lào Cai là 79,49m, dưới báo động 1 là 0,51m; trên sông Hồng tại Bảo Hà là 56,83m, dưới báo động 3 là 0,17m.

Cách phòng chống bệnh dịch sau bão

Cách phòng chống bệnh dịch sau bão

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Độ ẩm đất đạt ngưỡng bão hòa, nhiều địa phương nguy cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Độ ẩm đất đạt ngưỡng bão hòa, nhiều địa phương nguy cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Theo thông tin từ Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, tối 7/9, do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 nên các địa phương trong tỉnh nhiều mây, có mưa, mưa rào và dông rải rác. Độ ẩm đất tại nhiều khu vực hiện đã đạt trạng thái gần bão hòa hoặc bão hòa, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

fbytzltw