Mất tiền 2 lần vì mắc bẫy ''lấy lại tiền lừa đảo''

Tết Nguyên đán đang tới gần, ngày càng có nhiều hội nhóm xuất hiện trên mạng xã hội với hình thức "thu hồi nợ treo" hay "lấy lại tiền lừa đảo".

Đây là những hội nhóm mạo danh lực lượng an ninh mạng, các văn phòng luật và ngân hàng. Nhiều người đã bị lừa lần 1, sau đó lại tiếp tục bị lừa lần 2 và nhiều lần khác với số tiền có khi lên tới hàng tỷ đồng. Các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh bảo, người dân cũng cảnh giác nhưng vẫn mắc bẫy lừa đảo.

Các hội nhóm với tên "Tiếp nhận thông tin thu hồi vốn treo", "Lấy lại tiền bị lừa qua mạng"…, các trang Facebook và trang web hoạt động nhìn sẽ tưởng của đơn vị thuộc Bộ Công an, văn phòng luật, luật sư...

Nhiều hội nhóm mạo danh lực lượng an ninh mạng, các văn phòng luật và ngân hàng lừa đảo người dân.

Phía dưới các bài đăng là hàng loạt các tin nhắn bình luận "đã lấy lại được tiền lừa đảo trước tết". Phóng viên đã liên lạc với nhóm đối tượng này. Đối tượng yêu cầu gửi giấy tờ chứng minh bị lừa và đóng tiền phí ban đầu tra soát thông tin từ 3 - 5 triệu đồng.

Điểm chung của các đối tượng là đều đưa ra các mức phí và giới thiệu có mối quan hệ thân thiết với nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam.

Theo đơn trình báo của một nạn nhân với số tiền bị chiếm đoạt lần 2 hơn 800 triệu đồng, lần đầu tiên đối tượng sẽ chuyển lại tiền cho nạn nhân, nhưng sau đó sẽ liên tục thuyết phục người bị hại chuyển thêm tiền với nhiều lý do.

Công an Công an TP Hà Nội nhận nhiều đơn trình báo của người dân, số tiền chiếm đoạt từ vài triệu đến hàng tỷ đồng.

Hàng loạt những bài bình luận, hoặc tin nhắn trong các hội nhóm, giới thiệu đã lấy lại được tiền lừa đảo, theo các trinh sát đây là những đối tượng chim mồi. Hàng trăm đối tượng như vậy ở mỗi hội nhóm. 100% các hội nhóm lấy lại tiền lừa đảo và thu hồi nợ treo trên mạng đều có dấu hiệu lừa đảo.

"Nếu chẳng may là bị hại của một vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, người dân cần hết sức bình tĩnh, khẩn trương liên hệ với cơ quan công an gần nhất để làm các thủ tục trình báo. Căn cứ vào tính chất của từng vụ việc, chúng tôi hết sức nỗ lực để điều tra, xác minh, làm rõ và thu hồi tài sản cho người dân", Trung tá Nguyễn Minh Hoàn, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội, thông tin.

Cơ quan công an cho biết, để lấy lại số tiền đã bị lừa đảo qua mạng rất phức tạp. Người dân bị mất tiền tuyệt đối không chuyển tiền cho bất cứ đối tượng nào để "lấy lại tiền lừa đảo".

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” với hơn 800.000 sản phẩm, trong đó riêng mặt hàng “Siro ăn ngon Hải Bé” bán với số lượng trên 100.000 hộp sản phẩm.

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Cho vợ “đăng xuất” chỉ vì cằn nhằn

Vụ án chồng giết vợ từng rúng động ở Bắc Hà cách đây gần 1 năm khiến ai cũng bàng hoàng đau xót, tiếc cho cặp vợ chồng từng "chung lưng đấu cật" với kết cục một người lìa xa thế giới còn người kia chịu án tù với ân hận muộn màng. Nguyên nhân dẫn đến hành động dã man của người chồng lại chỉ vì lời cằn nhằn của vợ.

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng trong đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhái

Từ ngày 15/5 - 10/6, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã tổ chức kiểm tra 150 vụ nhằm xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái, theo Kế hoạch số 227/KH-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi"

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi"

Ngày 5/6, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (ANM), Công an TP Đà Nẵng cho biết, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng lừa đảo với hình thức hứa hẹn "bao đỗ", "nâng điểm", "can thiệp kết quả thi". Cụ thể, đối tượng lợi dụng sự lo lắng của phụ huynh và tâm lý của học sinh trong thời điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 đang đến gần để tung ra thủ đoạn lừa đảo.

Xử lý nghiêm nhiều cá nhân để xảy ra vụ bảo vật quốc gia bị xâm hại

Xử lý nghiêm nhiều cá nhân để xảy ra vụ bảo vật quốc gia bị xâm hại

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính và UBND TP Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế vừa tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm, xử lý kỷ luật các cá nhân có liên quan trong vụ việc bảo vật quốc gia (BVQG) ngai vua triều Nguyễn bị xâm hại...

fb yt zl tw