Mạch nước “trời cho” giữa lòng thành phố

11 giờ trưa. Giữa cái nắng oi ả của mùa hè, anh Phạm Thái Hòa, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai vẫn đứng chờ hứng nước ở mạch ngầm trong vắt ào ạt xuyên núi chảy ra. Ngày nào cũng vậy, anh Hòa đều đến mạch ngầm thuộc tổ 2, phường Kim Tân lấy nước về sử dụng.

IMG_20240710_094451.jpg
Mạch nước ngầm nằm trên Quốc lộ 4D dọc đường từ thành phố Lào Cai đi Sa Pa thuộc tổ 2, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai.

Anh Phạm Thái Hòa nhớ lại, ngày còn bé, khi đó mới học lớp 1 nhưng đã theo bố mẹ đến mạch ngầm này hứng nước. Bố anh bảo, không biết mạch nước xuất hiện từ bao giờ, chỉ thấy người trong làng truyền tai nhau nước này rất mát, uống ngọt, nhất là pha trà rất ngon. Cứ thế, nhiều thế hệ trong gia đình anh Hòa đều sử dụng nước ăn, uống hằng ngày ở đây.

IMG_20240710_094429.jpg
Ngày nào anh Phạm Thái Hòa cũng đem can từ phường Bắc Cường lên đây lấy nước.

Còn gia đình chị Lưu Thị Nguyệt Nga, phường Kim Tân (thành phố Lào Cai), mỗi ngày đều lấy một bình 20l ở mạch nước ngầm mát lạnh. Các thành viên trong gia đình đặc biệt thích uống nước từ mạch ngầm này.

Chị Nga cho biết: Trong một lần đi giao hàng, tôi thấy mọi người đứng ở đây xếp hàng chờ lấy nước, tò mò dừng lại hỏi thì được một bác cao tuổi nói rằng nước ở đây có độ tinh khiết cao, nhiều năm nay người dân trong khu vực, thậm chí ở các xã lân cận cũng lấy về sử dụng. Tôi cũng thử uống trực tiếp từ mạch nguồn và cảm nhận cá nhân thấy nước ngon, ngọt.

IMG_20240710_094508.jpg
Mỗi ngày đi giao hàng qua đây, chị Lưu Thị Nguyệt Nga cũng lấy đầy một bình 20l nước.

Đối với những người “nghiện” trà thì nước lấy từ mạch ngầm chính là lựa chọn số một để có được ấm trà hoàn hảo. Đó là câu chuyện của người thích thưởng trà – ông Nguyễn Văn Đệ, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai. Hằng ngày, trên đường đưa cháu đi học, ông Đệ đem theo vài vỏ chai để hứng nước về pha trà. “Cảm giác trà được pha bằng nước này tăng độ ngon, ngọt, đậm vị. Tôi mời bạn bè đến thưởng trà ai cũng chung cảm nhận” - ông Nguyễn Văn Đệ cho biết.

IMG_20240710_094548.jpg
Người dân chia sẻ rằng nước ở đây đem pha trà sẽ có vị ngon hoàn hảo.

Hằng ngày, vào các khung giờ 11 giờ 30 và 17 giờ 30, có rất đông người xếp hàng lấy nước ngầm miễn phí về sử dụng. Thậm chí, họ còn hứng nước uống trực tiếp cho đỡ khát.

Để tìm hiểu về độ tinh khiết của nước ngầm thuộc khu vực này, phóng viên Báo Lào Cai cùng người dân đã sử dụng máy đo chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) thể hiện tổng chất rắn hòa tan tức là tổng số các ion chứa điện tích (gồm muối, khoáng chất và các kim loại dùng tồn tại trong một lượng nước nhất định). Đơn vị tính của TDS là mg/l hoặc ppm. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ và Việt Nam, TDS từ 0 – 70 là nước an toàn cho cơ thể, trong đó TDS từ 0 – 50 là nước uống lý tưởng, chỉ số TDS càng thấp thì độ tinh khiết càng cao. Chỉ số TDS đo được tại mạch nước ngầm là 17 – 18 tức là nước uống lý tưởng có độ tinh khiết cao.

IMG_20240710_094524.jpg
Chỉ số TDS phóng viên đo được tại mạch nước ngầm là 18 ppm.

Theo lời của một số cao niên và người dân sinh sống tại tổ 2, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, mạch ngầm chảy từ trong lòng dãy Nhạc Sơn từ bao đời nay. Không có truyền thuyết hay giai thoại về người đầu tiên phát hiện mạch nước ngầm, chỉ biết rằng ngày xưa, người dân hay hứng dòng nước mát lạnh ở đây đem đi làm nương, lúc khát thì đem ra uống. Sau này Quốc lộ 4D được mở rộng, mạch nước ngày càng lớn hơn, người dân đã nối ống nhựa vào mạch nước. Hiện có 3 đường ống dẫn từ mạch nước cho người dân dễ lấy.

IMG_20240710_094648.jpg
Dòng nước mát lạnh, trong vắt.

Ông Lưu Đình Bẩy, tổ trưởng tổ 2, phường Kim Tân khẳng định: Nhờ có mạch nước ngầm mà các hộ lân cận tiết kiệm được chi phí sử dụng nước sinh hoạt hằng ngày. Đây là nguồn nước sạch “trời cho” nên các hộ dân cũng bảo nhau nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước để có thể sử dụng lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw