Lúa xanh nâng tầm gạo Việt

Lúa gạo Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực. Từ một cường quốc về xuất khẩu gạo, Việt Nam còn đang hướng đến sản xuất có trách nhiệm.

"Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao" sẽ trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam.

Đề án đầu tiên trên thế giới

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án) chính thức khởi động. Đây được xem là bước ngoặt của ngành hàng lúa gạo Việt Nam chuyển từ tư duy sản xuất sản lượng sang sản xuất chất lượng, vừa đảm bảo được tăng trưởng xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Lê Minh Hoan, mục tiêu Đề án nhằm hình thành 1 triệu hécta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Quan trọng nhất là tạo ra sinh kế và định hướng phát triển bền vững cho người nông dân trồng lúa.

“Đề án chính là từng nấc thang đưa người trồng lúa đến với sự thịnh vượng” - ông Hoan nói và cho biết thêm, Đề án sẽ thí điểm tại ĐBSCL, sau đó được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa "Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao" trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam.

Tiến sĩ Cao Đức Phát - Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế - chia sẻ: Đây là Đề án đầu tiên trên thế giới, khi thực hiện sẽ giải quyết đồng thời 3 vấn đề lớn đang đặt ra đối với ngành lúa gạo thế giới và Việt Nam. Đó là tăng sản lượng lúa gạo, tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Trồng lúa không chỉ lấy gạo mà còn bán tín chỉ carbon

Một trong những điểm nổi bật của Đề án là tập trung thí điểm các chính sách mới như chi trả tín chỉ Carbon dựa trên kết quả, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo...

Theo Bộ NNPTNT, trung bình sản xuất 1 tấn lúa tạo ra 0,6 tấn rơm, với giá bình quân 300.000 đồng/tấn rơm thì sẽ thu được thêm trên 2.000 tỉ đồng/năm nếu đạt tỉ lệ 100% rơm được thu gom và bán ra ngoài. Với việc quản lý rơm rạ tốt hơn, được thu gom và tái sử dụng sẽ không gây tác hại xấu đến môi trường mà còn góp phần tăng giá trị.

Theo ông Cao Thăng Bình - chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam - cho biết, nguồn phát thải khí từ trồng lúa khoảng 49,6 triệu tấn CO2 mỗi năm. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để “làm giàu”.

"Ngoài buôn bán lúa gạo thì sắp tới là buôn bán Carbon, có như thế mới nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và đóng góp chung cho quốc gia. Khi ấy, hạt gạo Việt Nam sẽ mang thương hiệu mới - đó là thương hiệu về chất lượng cao và phát thải thấp. Qua đó, chứng tỏ Việt Nam là một quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực cho thế giới một cách có trách nhiệm" - ông Bình nhấn mạnh.

Theo ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, việc cấp tín chỉ carbon sẽ góp phần giảm lượng giảm khí phát thải, đồng thời nông dân sẽ có thêm nguồn thu nhập để tái đầu tư sản xuất. Ông Thòn dẫn chứng với 5 triệu tấn trấu thu gom được từ 43 triệu tấn lúa thì có thể làm ra 25 triệu tấn Polyme sinh học mang lại khoảng 50 - 52 tỉ USD, lợi nhuận mang về khoảng 3 - 3,5 tỉ USD.

Bà Carolyn Turk - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam - cho biết, WB cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ Đề án thông qua các cơ chế để Việt Nam có thể tham gia thị trường Carbon tự nguyện.

Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" được chính thức khởi động vào ngày 12/12/2023 với mục tiêu đến năm 2025 đạt trên 500.000ha (sản lượng khoảng 6,2 triệu tấn lúa) và đạt 1 triệu hécta vào năm 2030 (sản lượng đạt khoảng 12,5 triệu tấn lúa) đồng thời giảm 20% chi phí sản xuất sẽ góp phần giảm khoảng 9.500 tỉ đồng cho các hộ trồng lúa (với sản lượng 13 triệu tấn lúa).

Báo Lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw