Loại chất béo này đang gặm nhấm sức khỏe hàng ngày mà bạn không biết!

Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo hiện diện trong nhiều loại thực phẩm, chúng được tạo ra khi thêm hydrogen (H+) vào dầu thực vật dạng lỏng nhằm chuyển dầu sang dạng rắn, khiến các động mạch quanh tim bị tắc nghẽn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tác hại khôn lường của chất béo chuyển hóa

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây kêu gọi các quốc gia tiếp tục theo đuổi mục tiêu hạn chế chất béo gây hại để ứng phó với những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Năm 2018, WHO kêu gọi loại bỏ chất béo chuyển hóa trong thực phẩm sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới vào năm 2023, do có nhiều bằng chứng cho thấy đây là nguyên nhân gây ra 500.000 ca tử vong sớm mỗi năm. Mục tiêu này không đạt được và được lùi lại đến năm 2025.

Tuy nhiên, tính đến nay mới chỉ có 53 quốc gia, chiếm 46% dân số thế giới, đang thực hiện các chính sách tối ưu để hạn chế chất béo độc hại này, tăng từ 11 quốc gia và tỷ lệ 6% vào năm 2018. WHO ước tính khoảng 183.000 người được cứu sống mỗi năm nhờ các chính sách này.

Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo hiện diện trong nhiều loại thực phẩm, chúng được tạo ra khi thêm hydrogen (H+) vào dầu thực vật dạng lỏng nhằm chuyển dầu sang dạng rắn, khiến các động mạch quanh tim bị tắc nghẽn. Chúng thường được sử dụng trong thực phẩm đóng gói, bánh nướng, dầu ăn và các loại đồ phết như bơ thực vật. Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng chất béo chuyển hóa vì chúng có thời hạn sử dụng lâu hơn và rẻ hơn một số chất béo thay thế.

Thực phẩm nào chứa chất béo chuyển hóa?

Bơ, sữa, thịt động vật...là những thực phẩm có chứa một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa, tuy nhiên, những chất béo chuyển hóa tự nhiên này lại không có khả năng gây hại cho sức khỏe bằng tác hại chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong thực phẩm chiên, xào, đồ ăn nhanh hay thực phẩm nướng thương mại.

Thực phẩm chiên, xào, đồ ăn nhanh hay thực phẩm nướng thương mại gây hại cho sức khỏe.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa có thể là: Bánh quy ngọt; Khoai tây chiên; Nước trộn xà lách; Bơ thực vật (margarine); Dầu Shortening; Bánh quy giòn

Ăn gì để không sử dụng phải chất béo chuyển hóa?

Để tránh tác hại chất béo chuyển hóa thì lý tưởng nhất là mỗi ngày chỉ sử dụng 0g chất béo chuyển hóa. Theo lời khuyên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì lượng calo mỗi ngày của mỗi người đến từ chất béo chuyển hóa không nên nhiều hơn 1% tổng lượng calo. Do đó, nếu nạp khoảng 2.000 calo mỗi ngày thì chỉ nên ăn ít hơn 2g chất béo chuyển hóa mỗi ngày.

Một điều rất may mắn là sự phá hoại do chất béo chuyển hóa gây ra lại có thể được đảo nghịch bởi chế độ ăn uống lành mạnh. Thường xuyên sử dụng các cây họ đậu, yến mạch hoặc các loại rau có lá xanh và các chất béo không bão hòa đơn có trong dầu ô liu... sẽ giúp sản xuất các chất chống oxy hóa và các chất chống viêm nhiễm, giảm tác hại của chất béo chuyển hóa lên cơ thể.

Do vậy, để tránh sử dụng phải chất béo chuyển hóa thì không có cách nào khác ngoài việc tự xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tự nấu ăn, thêm nhiều trái cây, rau quả vào chế độ ăn hàng ngày thay vì những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.

Đặc biệt, để tránh cho cơ thể phải tiêu thụ chất béo chuyển hóa, mỗi người nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều loại chất béo này như thức ăn nướng, đồ ăn vặt, đồ ăn chiên xào, thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh, bơ thực vật... mà hãy dùng bơ thực vật lỏng hoặc dầu thực vật thay thế.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw