Liên Hợp Quốc nỗ lực khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đang tìm kiếm giải pháp để khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, trong đó có việc thảo luận với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và gửi thư cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đề xuất nối lại thỏa thuận ngũ cốc.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đang tìm kiếm những giải pháp để vượt qua rào cản với Nga để khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Trong một cuộc phỏng vấn trước phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York, ông Guterres nói rằng, ông vẫn đang tìm cách thực hiện bản ghi nhớ giữa Liên hợp quốc và Nga.

Trước đó có thông tin cho biết, ông Guterres đã gửi thư cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và đề xuất nối lại thỏa thuận ngũ cốc.

Trong khi đó, bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 23/9, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã thảo luận với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres về tình hình ở Ukraine, thỏa thuận ngũ cốc và vấn đề đảo Síp.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen chấm dứt vào ngày 18/7; Liên bang Nga đã thông báo cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc về việc phản đối việc gia hạn. Tổng thống Nga Putin lưu ý rằng, các điều khoản của thỏa thuận liên quan đến Nga đã không được thực hiện.

Tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra tại New York từ ngày 19- 26/9. Phái đoàn Nga do Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov dẫn đầu.

Theo VOV null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw