LHQ kêu gọi đảm bảo phụ nữ bình đẳng với nam giới trong mọi hệ thống ra quyết định

Phụ nữ cần có tiếng nói bình đẳng với nam giới trong mọi hệ thống ra quyết định. Ủy ban Liên hợp quốc (LHQ) về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ đã kêu gọi như vậy trong tuyên bố đưa ra ngày 24/10, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu đại diện 30% trước đây không còn phù hợp.

Ủy ban cho biết tiêu chuẩn về tỷ lệ 50% phụ nữ - 50% nam giới cần được áp dụng trong mọi lĩnh vực, từ khu vực công và tư nhân đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế và không gian kỹ thuật số.

Tuyên bố khẳng định: “Mục tiêu 30% đại diện phụ nữ trong quá trình ra quyết định không tương thích với mục tiêu cốt lõi là xóa bỏ phân biệt đối xử”. Theo ủy ban này, các quyết định sẽ chỉ có ý nghĩa và đạt hiệu quả bền vững khi tỷ lệ bình đẳng 50 - 50 giữa phụ nữ và nam giới được tôn trọng và lợi ích của hai bên được đảm bảo.

Hiện nay, khoảng 189 quốc gia đã tham gia Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Ủy ban gồm 23 thành viên, chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi công ước tại các quốc gia.
Dự kiến, trong ngày 25/10, các chuyên gia sẽ trình bày hướng dẫn chi tiết về công ước tại cuộc họp với các quốc gia thành viên. Tham gia cuộc họp có người đứng đầu cơ quan nhân quyền của LHQ Volker Turk.

Ủy ban cảnh báo rằng việc không đạt được bình đẳng giới sẽ cản trở các quốc gia giải quyết hiệu quả các thách thức cấp bách, “đặc biệt là những thách thức liên quan đến hòa bình, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu và những tiến bộ công nghệ như trí tuệ nhân tạo”.

Ủy ban cũng lưu ý thực tế rằng phụ nữ hiện vẫn “bị loại trừ một cách có hệ thống” khỏi các hoạt động ngăn ngừa xung đột và khủng hoảng, chỉ chiếm 16% số đại diện tham gia đàm phán hòa bình. Trong khi đó, tỷ lệ phụ nữ nắm giữ ghế trong quốc hội và các vị trí quản lý trên thị trường lao động lần lượt là 27% và 28%. Ngoài ra, phụ nữ có mức đại diện rất thấp trong phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo.

Trước tình hình này, Ủy ban LHQ kêu gọi xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, bao gồm bất bình đẳng về tiền lương, thuế và các quy định pháp lý.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw