Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Tối 10/9, tại Nhà hát Đó - Vega City Nha Trang, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty Cổ phần Vega City thuộc Tập đoàn KDI Holdings đã tổ chức lễ trao thưởng Giải Cánh diều 2024 với chủ đề “Đam mê tỏa sáng”, tôn vinh những tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu tại lễ trao giải.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu tại lễ trao giải.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đại diện lãnh đạo Ban tuyên giáo Trung ương, Cục Điện ảnh, Hội điện ảnh Việt Nam, cùng lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa tham dự, cùng sự có mặt của hàng nghìn nghệ sĩ, diễn viên trong nước và các khách mời quốc tế đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ...

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hồng Tú, Chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam, đây là năm thứ ba liên tiếp lễ trao giải Cánh diều diễn ra tại thành phố biển Nha Trang, thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu, trong đó có hơn 500 nghệ sĩ, nhà sản xuất, quản lý điện ảnh và truyền hình. Sự kiện không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn góp phần quảng bá vùng đất Khánh Hòa và Việt Nam ra thế giới, hướng đến phát triển thành phố Nha Trang trở thành trung tâm điện ảnh quốc gia và quốc tế trong tương lai.

Theo ông Đỗ Lệnh Hồng Tú, giải Cánh diều lần thứ ba được tổ chức tại Nha Trang với khát vọng xây dựng Nha Trang thành thành phố điện ảnh. Nơi đây có làng sinh thái điện ảnh, có hệ thống trường quay điện ảnh và truyền hình dành cho điện ảnh, truyền hình trong cả nước, quốc tế... Ông Đỗ Lệnh Hùng Tú mong muốn, sẽ có một bảo tàng điện ảnh để lưu giữ những kỷ vật của các nghệ sĩ điện ảnh - những người đã đóng góp công sức để làm nên nền điện ảnh dân tộc; đồng thời mong muốn có một hệ thống rạp chiếu bóng hiện đại tầm cỡ thế giới mang tên Cánh diều...

Giải thưởng Cánh diều, được khởi trao từ năm 2004, là giải thưởng thường niên uy tín của Hội Điện ảnh Việt Nam, nhằm tôn vinh các tác phẩm điện ảnh, truyền hình, nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh cùng các nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc. Trong mùa giải 2024, có tổng cộng 163 tác phẩm tham gia tranh tài, bao gồm 18 phim điện ảnh, 18 phim truyền hình, 41 phim tài liệu, 18 phim khoa học, 14 phim hoạt hình, 50 phim ngắn và 4 công trình nghiên cứu.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao giải Cánh diều vàng hạng mục phim truyện điện ảnh xuất sắc cho phim "Mai".
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao giải Cánh diều vàng hạng mục phim truyện điện ảnh xuất sắc cho phim "Mai".

Giải Cánh diều Vàng Phim điện ảnh thuộc về phim "Mai" của đạo diễn Trấn Thành. Cánh diều Vàng thể loại phim khoa học thuộc về phim “Vì sao Sơn Đoòng” của đạo diễn Tài Văn. Cánh diều Vàng phim tài liệu thuộc về bộ phim “Linh Ảnh” của đạo diễn Nguyễn Văn Quyết. Phim "Hai Muối" của đạo diễn của Nguyễn Thành Vinh được trao giải phim điện ảnh đầu tay xuất sắc nhất.

Hạng mục Biên kịch, Đạo diễn, Quay phim xuất sắc Phim truyện truyền hình thuộc về đạo diễn Nguyễn Đức Hiếu, phim “Gặp em ngày nắng”.

Hạng mục Biên kịch phim truyện điện ảnh thuộc về phim “Mai” của đạo diễn Trấn Thành và Bình Bồng Bột; Đạo diễn xuất sắc thuộc về tác giả Lê Thanh Sơn, phim “Móng Vuốt”.

Tác phẩm và cá nhân xuất sắc thể loại phim hoạt hình thuộc về phim “Đàn cá gỗ” của Nguyễn Phạm Thành Đạt, Phim “Đinh Tiên Hoàng Đế” của đạo diễn Phùng Văn Hà.

Tác phẩm “Như là thủ pháp” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Ngọc Thanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh giành Giải Công trình nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh.

Các nghệ sĩ, diễn viên giao lưu với khán giả Nha Trang.
Các nghệ sĩ, diễn viên giao lưu với khán giả Nha Trang.

Điểm đặc biệt trong mùa giải năm nay là sự xuất hiện của các hạng mục bình chọn diễn viên yêu thích do khán giả quyết định, thông qua nền tảng TikTok, mang đến sự tương tác gần gũi hơn giữa nghệ sĩ và công chúng. Lê Xuân Anh (nghệ danh Lê Bống) nữ diễn viên được khán giả yêu thích bình chọn trên nền tảng tik tok hạng mục phim truyền hình.

Giải thưởng Cánh Diều 2024 diễn ra từ ngày 3-10/9, với một chuỗi các hoạt động đặc sắc. Các bộ phim tham dự giải thưởng được trình chiếu tại các cụm rạp Lotte Cinema và Beta Cineplex Nha Trang... mang điện ảnh đến gần hơn với công chúng. Trong khuôn khổ Giải thưởng diễn ra hội thảo “Điện ảnh Việt Nam từ khi đất nước thống nhất: 50 năm - một chặng đường”.

Dịp này, Ban tổ chức cùng các nghệ sĩ, diễn viên, hoa hậu và doanh nhân đã tham gia chương trình thiện nguyện “Chắp cánh yêu thương” tại Làng trẻ em SOS Nha Trang và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa. Đoàn đã thăm, giao lưu, và tặng quà cho các em nhỏ, trao 25 suất học bổng trị giá 50 triệu đồng và các nhu yếu phẩm cho 11 ngôi nhà tại làng, tổng giá trị 150 triệu đồng. Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, đoàn đã tặng 71 suất quà trị giá 30 triệu đồng cho các đối tượng bảo trợ xã hội.

UBND tỉnh Khánh Hoà ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 số tiền 10 tỷ đồng
UBND tỉnh Khánh Hoà ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 số tiền 10 tỷ đồng

.Tại buổi lễ, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” các gia đình chịu ảnh hưởng của thiên tai, tại buổi trao giải Cánh Diều 2024, Đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao 100 triệu đồng ủng hộ các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3; UBND tỉnh Khánh Hòa cũng ủng hộ số tiền 10 tỷ đồng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw