Lễ hội đền Thượng: Sôi động các bộ môn thể thao dân tộc

Bước sang ngày thứ 2 trong chuỗi ngày du xuân trảy hội tại Lễ hội đền Thượng (ngày 23/2, tức 14 tháng Giêng), Nhân dân và du khách được hòa mình vào nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc, hấp dẫn. Một trong những hoạt động sôi động, được mong chờ là phần thi đấu thể thao truyền thống của các dân tộc.

z5185800958066_338a70979ba32d262514eb59df335cbf.jpg
Các sân thi đấu thể thao dân tộc thu hút đông khán giả cổ vũ.

Ngày cuối tuần nên lượng người đổ về hội đền đông hơn. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay từ sáng sớm, các sân chơi ngoài trời khu vực sân trước đền Thượng hoạt động hết công suất. Theo lịch thi đấu của Ban tổ chức, hội đền sẽ có 7 bộ môn thể thao dân gian cho các đội thi đến từ các xã, phường trên địa bàn thành phố cũng như các huyện, thị xã tham gia. Thời gian diễn ra là 2 ngày cuối của lễ hội (23/2 - 24/2).

z5185800883011_9718177a7bd8f7689dca0797bedf536f.jpg
z5185802556820_d6a7a867c53f744cf7789bd62035e500.jpg
Đẩy gậy là bộ môn thể thao đối kháng, có sức hấp dẫn.

Ngày đầu tiên khởi tranh các môn thể thao dân tộc, các vận động viên tranh tài ở 2 môn đẩy gậy và bắn nỏ. Đây là những bộ môn thể thao truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, chủ yếu diễn ra ở vùng nông thôn, nên khi tiếng còi khai cuộc cất lên giữa phố thị, các võ sĩ, “tay” nỏ vào vạch xuất phát để bước vào cuộc tranh tài, đã mang đến cho khán giả thành phố những cảm xúc mới lạ.

Anh Đặng Văn Hòa, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) vừa trở ra sau phần thi bắn nỏ với gương mặt đầy phấn khởi. Chuẩn bị cho giải, anh Hòa cùng các thành viên trong đội luyện tập say sưa cả tháng trời. Anh Hòa chia sẻ: Bắn nỏ là bộ môn thể thao truyền thống của dân tộc. Trong những dịp lễ hội, tết, ở quê hương tôi cả nam và nữ đều tham gia vui chơi. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho giải đấu với các địa phương bạn, chúng tôi đã phải luyện tập nhiều về kỹ thuật, chiến thuật để đạt kết quả cao nhất.

z5185800929485_39439f6f8f474a4d6a072e388ad78f1a.jpg
Bộ môn bắn nỏ đòi hỏi sự chuẩn xác, tập trung cao độ.

Người dân ở khắp nơi hồ hởi đến cổ vũ và chiêm ngưỡng những màn trổ tài đầy điêu luyện của các vận động viên. Bà Phùng Thị Thọ nhà ở xã Hòa Mạc (huyện Văn Bàn) đi hội từ sáng sớm. Đến lễ hội dâng lễ cầu bình an, bà Thọ còn vui vẻ hào mình vào các trò chơi dân gian.

Bà Thọ chia sẻ: “Đây là những bộ môn thể thao truyền thống của đồng bào dân tộc, thật đặc biệt khi lại được tổ chức ở thành phố như này. Đi hội xuân được tham gia các trò chơi, chúng tôi cảm thấy rất vui, phấn khởi”.

avatar-of-video-723258.png

Cảm xúc của bà Thọ cũng là cảm xúc chung của nhiều người du xuân, trảy hội. Với họ Lễ hội đền Thượng là điểm hẹn đầu năm không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng.

Bà Ma Thị Trục, xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) cho biết: Tôi mong những hoạt động thể thao dân gian sẽ thường xuyên được đưa vào chương trình các lễ hội, để tạo không khí vui tươi, phấn khởi hơn nữa cho người dân”.

Không chỉ mang ý nghĩa giữ gìn, bảo tồn nét đẹp truyền thống, tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc còn là sân chơi bổ ích, nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng và tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong Nhân dân các dân tộc. Đây cũng là dịp để lan tỏa phong trào thể dục, thể thao “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh.

Ngày mai (24/2), tại khu vực sân trước của đền Thượng sẽ tiếp tục diễn ra các trận thi đấu của các bộ môn thể thao dân tộc. Cũng như 2 bộ môn ngày đầu khởi tranh, các bộ môn thi đấu còn lại hứa hẹn sự “bùng nổ” không chỉ từ phía các vận động viên mà ngay cả các cổ động viên trên sân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw