Lào Cai vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Trong phần thảo luận của lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhiệm kỳ 2025 - 2030 chiều 19/10, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có bài phát biểu quan trọng, nêu những kết quả đạt được của tỉnh từ khi tái lập đến nay.

Đặc biệt, đồng chí phân tích sâu sắc các cơ hội đang đặt ra tỉnh cần đón bắt, tận dụng tối đa để phát triển, cũng như nỗ lực vượt qua thách thức.

Những thành tựu quan trọng đạt được trong hơn 30 năm qua và bài học rút ra cùng sự chuẩn bị cho nhiệm kỳ tới sẽ là cơ sở để tỉnh Lào Cai vững tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Báo Lào Cai lược ghi bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong.

1. Lào Cai phá thế “cuối đường hầm”

Năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, là tỉnh gần như đứng cuối cùng trong những tỉnh nghèo nhất cả nước.

Sau hơn 30 năm nhìn lại quá trình tái thiết, tỉnh Lào Cai đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị trí trên bản đồ đất nước.

06-3146.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong phát biểu, trao đổi với các học viên.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 1991 đến năm 2020 là 10%, con số này ít tỉnh duy trì được; bộ mặt đô thị phát triển nhanh.

Lào Cai từ vị thế của một tỉnh ở "cuối đường hầm" đã tập trung mở rộng quan hệ đối ngoại, thông thương với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Đến nay, tỉnh đã có đường cao tốc; có khu du lịch Sa Pa thu hút hơn 5 triệu lượt khách; nhiều chỉ số đứng đầu các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; thu ngân sách có thời điểm đứng thứ 2 của vùng, chỉ sau tỉnh Thái Nguyên.

Lĩnh vực giáo dục đã hoàn thành phổ cập giáo dục đúng độ tuổi từ rất sớm; là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ em 4 tuổi.

100% các thôn có chi bộ đảng.

Hệ thống đường giao thông cấp thôn, xã đều đã hoàn thành; đại đa số người dân được sử dụng điện lưới.

2. Lào Cai từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đưa ra các mục tiêu cao để phấn đấu. Ví dụ, xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm (2020 - 2025) vẫn duy trì trên 10%; du lịch phấn đấu đạt 10 triệu lượt khách, trong đó có 2 triệu lượt khách quốc tế (năm 2019 đạt 5 triệu lượt khách); kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đạt 10 tỷ đô la Mỹ (năm 2019 đạt 4,3 tỷ đô la Mỹ)…

Qua phân tích tình hình thực tế, đây là những mục tiêu khả thi, có cơ sở để phấn đấu, nêu cao quyết tâm chính trị, nỗ lực đạt được. Nhưng sau đại hội (tháng 10/2020), đại dịch Covid-19 bùng phát, lan sang nước ta, trong đó Lào Cai bị ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội. Các dự án lớn gần như bị dừng lại, như sân bay, cầu biên giới bắc qua sông Hồng, các tuyến đường giao thông kết nối với đường cao tốc, Nhà máy đồng Bản Qua (Bát Xát), Nhà máy chế biến thép; các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn hoạt động gần như cầm chừng…

9105-1525.jpg

Học viên tham gia lớp bồi dưỡng

Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nói một cách hình ảnh, Lào Cai phải trải qua 3 cơn "bão", "bão" số 1 là đại dịch Covid-19; "bão" số 2 là việc xử lý cán bộ, ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp, Nhân dân, công tác đối nội, đối ngoại; bão số 3 là cơn bão Yagi vừa qua để lại hậu quả nặng nề, toàn tỉnh thiệt hại hơn 7.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó là những xung đột, chiến tranh tại một số khu vực… đã tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu tỉnh đã đề ra.

Đó là, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hơn 6%, thấp hơn bình quân chung cả nước; lần đầu tiên trong hơn 30 năm qua, thu ngân sách không đạt kế hoạch; chưa bao giờ xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo gặp nhiều khó khăn như vừa qua; bão lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản..

Mặt khác, với đặc thù của tỉnh miền núi, chia cắt cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức; quy mô nền kinh tế nhỏ, chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp; hộ nghèo, cận nghèo cao. Chỉ số giảm nghèo, chỉ số xây dựng nông thôn mới rất khó đạt được mục tiêu; chênh lệch giàu - nghèo lớn giữa các khu vực 2,5 lần, trong khi bình quân của cả nước là 1,7 lần.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp so với mặt bằng chung cả nước và khu vực; chỉ số phát triển con người thấp…

Đó là những khó khăn đặt ra đối với Lào Cai những năm gần đây.

3. Cơ hội nào cho Lào Cai?

Trước hết, nhìn trên bình diện chung của cả nước, như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng đánh giá: "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá: Với thế và lực đã tích lũy được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết, văn kiện Đại hội XIV phải đề ra được định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, lấy nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là nền tảng, khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo là đột phá để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đất nước đạt được nhiều thành tựu trên mọi mặt, vị thế trên trường quốc tế ngày càng nâng cao chính là những điều kiện, tạo đà cho các tỉnh, trong đó có Lào Cai phát triển.

Mặt khác, Lào Cai luôn chủ động, từ việc nhận diện, đánh giá, đưa ra những quy hoạch chiến lược, định hướng lớn, nhiều nội dung tỉnh luôn nằm trong tốp các tỉnh đề cập, triển khai đầu tiên của cả nước.

Đặc biệt, những thông điệp mới đây của Đảng, Nhà nước vừa có ý nghĩa chiến lược nhưng cũng rất cụ thể, góp phần tháo gỡ khó khăn cho Lào Cai và các tỉnh. Trong đó, tỉnh Lào Cai đã chủ động đón bắt và triển khai sớm, tiên phong như việc mở rộng liên kết vùng; là tỉnh đầu tiên thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ em mầm non 4 tuổi; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng (Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai, Sở Thông tin và Truyền thông); từng bước đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong trường học; ưu tiên đầu tư cho cửa khẩu thông minh, tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng…

Tới đây, khi tuyến đường sắt tốc độ cao và dự án Cảng Hàng không Sa Pa triển khai xây dựng sẽ thực sự tạo thêm nhiều cơ hội cho Lào Cai bứt tốc, bước vào một chu kỳ phát triển mới.

4. Phòng chống lãng phí, phát huy tinh thần “7 dám”

Mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm có bài viết về lãng phí, trong đó nêu rõ, phải coi lãng phí ngang hàng với tham nhũng, tiêu cực.

Hạn chế tình trạng lãng phí cũng sẽ góp phần tăng cường nguồn lực cho đầu tư.

9122-5283.jpg
9128-4831.jpg
Các học viên tiếp thu ý kiến phát biểu, trao đổi của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy.

Cùng với phòng, chống lãng phí, tỉnh tiếp tục khơi dậy tinh thần “7 dám” trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đặc biệt, trong cơn bão số 3 vừa qua đã làm sáng rõ hơn tinh thần “7 dám” ở Lào Cai. Thể hiện qua việc thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ bão lũ, có nội dung chưa có hướng dẫn, lãnh đạo tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo hỗ trợ 100 triệu đồng cho những hộ mất hoàn toàn nhà ở; hỗ trợ 25 triệu đồng cho những nạn nhân mất tích.

Tính quyết đoán, quyết đáp, dám chịu trách nhiệm còn thể hiện qua một số tấm gương tiêu biểu, như trường hợp Chủ tịch UBND xã Mường Hum (Bát Xát) quyết đoán đưa học sinh ở khu nội trú ra chỗ an toàn; Trưởng thôn Kho Vàng (Bắc Hà) chủ động vận động, di chuyển nhiều hộ dân đến nơi an toàn…

Những định hướng của Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định rõ việc xây dựng Lào Cai trở thành cực tăng trưởng, là trung tâm kết nối; Quyết định 396 về quy hoạch tổng thể Lào Cai đến năm 2045 nêu rõ đường sắt, đường cao tốc, sân bay Lào Cai, giao thông kết nối ngang, kết nối dọc ra sao, du lịch và các khu công nghiệp, đất hiếm, đồng, sắt như thế nào…

Đó là những kỳ vọng để Lào Cai vững bước vào kỷ nguyên mới.

5. Lào Cai có gì, làm gì sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Lào Cai có cửa khẩu quốc tế, đang xây dựng trở thành cửa khẩu thông minh; quan hệ đối ngoại tốt; du lịch phát triển; có nhiều loại khoáng sản quý hiếm (đồng, sắt, đất hiếm, Apatit trữ lượng lớn nhất cả nước)…

Đặc biệt, Lào Cai có niềm tin, khát vọng lớn, luôn đoàn kết, đồng lòng, vượt qua khó khăn. Đây là nguồn nội lực to lớn để tiếp thêm niềm tin cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bước vào kỷ nguyên mới; cùng cả nước sớm đạt các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng (2030), 100 năm thành lập nước (2045).

Chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng sắp tới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đặt ra nhiều mục tiêu lớn, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới. Để đạt được mục tiêu này, điều đầu tiên là vẫn phải tập trung đổi mới thể chế, cơ chế chính sách.

Trung ương đã thông qua chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến năm 2035. Trong kỳ họp Quốc hội tới, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai sẽ thảo luận, kiến nghị đẩy nhanh tiến độ xây dựng để công trình hoàn thành sớm hơn. Tỉnh cũng sẽ đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đến năm 2030, tất cả các tỉnh đều có đường cao tốc.

Đặc biệt, chỉ tiêu về xã hội liên quan đến thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo. Tỉnh cũng đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cả nước không còn hộ nghèo, đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng. Đảng chăm lo cho dân, để dân hết nghèo chính là mục tiêu cao cả, là sự phát triển bền vững.

9213-3388.jpg
Sau 5 ngày diễn ra, lớp bồi dưỡng đã hoàn thành toàn bộ nội dung theo kế hoạch.

Một giải pháp mới nữa là phân phối lại lần thứ 3 (Nêu cao vai trò, trách nhiệm xã hội của các tập đoàn, doanh nghiệp).

Quan tâm đột phá về chất lượng nguồn nhân lực, con người, trọng tâm là công tác cán bộ..

Lào Cai phải làm gì để đáp ứng những yêu cầu trên?

Cần phải có niềm tin, động lực, tinh thần cống hiến, đóng góp của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Mục tiêu tới đây của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVII vẫn phải xác định các mục tiêu cao, trong đó, đến năm 2030 tự cân đối ngân sách, cả chi thường xuyên và đầu tư…

Lào Cai sẽ chủ động chuẩn bị các điều kiện cao nhất để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng lực lượng vũ trang Lào Cai vững mạnh toàn diện

Nhân Ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu 2 (19/10): Xây dựng lực lượng vũ trang Lào Cai vững mạnh toàn diện

Suốt chặng đường 78 năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 2 cùng với quân, dân cả nước và đồng bào các dân tộc trên địa bàn Tây Bắc đã làm nên những chiến công vang dội và đạt nhiều thành tích vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ đổi mới, xây đắp truyền thống: “Trung thành, tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến thắng”.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đồng chí Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 18/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tổ chức phiên bế mạc. Đại hội đã công bố danh sách Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực, các chức danh trong Ban Thường trực.

Thư gửi từ Làng Nủ

Thư gửi từ Làng Nủ

LCĐT - Trận lũ quét kinh hoàng đã khiến Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) - bản người Tày dưới chân núi Con Voi chìm trong đau thương, tang tóc. Cuộc chạy đua với thời gian để tìm kiếm người chết và mất tích diễn ra từng giây, từng phút; cùng hàng triệu trái tim mang “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” ngày đêm hướng về Làng Nủ để chia sẻ với người dân sớm vượt qua đau thương, cùng tái thiết, hồi sinh mảnh đất này.

Rực rỡ sắc màu đại đoàn kết toàn dân tộc

Rực rỡ sắc màu đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong tổng số 1.052 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, có tới hơn 25% là người dân tộc thiểu số, gần 19% là đại biểu các tôn giáo, 20 đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài... Tất cả đã làm nên bầu không khí thắm đượm tình đoàn kết, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc tại Đại hội.

Hội thảo "Nâng cao chất lượng biên tập, phát hành, sử dụng Bản tin thông báo nội bộ phục vụ sinh hoạt chi bộ"

Hội thảo "Nâng cao chất lượng biên tập, phát hành, sử dụng Bản tin thông báo nội bộ phục vụ sinh hoạt chi bộ"

Chiều 17/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo "Nâng cao chất lượng biên tập, phát hành, sử dụng Bản tin thông báo nội bộ phục vụ sinh hoạt chi bộ". Đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội thảo.

fbytzltw