Lào Cai sẽ tiến hành điều tra, thu thập thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số ở 435 địa bàn

Tại tỉnh Lào Cai, địa phương có địa bàn điều tra nhiều nhất là huyện Mường Khường (76 địa bàn), tiếp đến là huyện Văn Bàn (62 địa bàn), huyện Bảo Yên (56 địa bàn) và huyện Bát Xát (52 địa bàn)…

T1.jpg

Từ ngày 1/7 đến 15/8/2024, Ủy ban Dân tộc phối hợp cùng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

Đây là lần thứ 3 cuộc điều tra được tổ chức trên phạm vi toàn quốc (cuộc điều tra đầu tiên thực hiện vào năm 2015, lần thứ 2 vào năm 2019).

T.jpg
Cục Thống kê tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024.

Tại tỉnh Lào Cai, địa phương có địa bàn điều tra nhiều nhất là huyện Mường Khương (76 địa bàn), tiếp đến là huyện Văn Bàn (62 địa bàn), huyện Bảo Yên (56 địa bàn) và huyện Bát Xát (52 địa bàn)…

Theo kế hoạch, Lào Cai sẽ có hơn 400 điều tra viên tham gia thực hiện công tác điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, tăng 90 điều tra viên theo định mức chung trong cả nước do địa bàn điều tra tại các xã nằm nơi phức tạp, đi lại khó khăn…

Đến nay, công tác chuẩn bị cho việc điều tra, thu thập thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số ở trên địa bàn tỉnh được đảm bảo theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

T2.jpg
Huyện Bát Xát tập huấn lập bảng kê điều tra, thu thập thông tin và thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

Cuộc điều tra năm 2024 với mục đích thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ dân tộc thiểu số và các điều kiện kinh tế - xã hội nhằm phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026 - 2030; làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

T3.jpg
Huyện Bát Xát có 46 điều tra viên tham gia thực hiện công tác điều tra, thu thập thông tin và thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

Đối tượng là các hộ dân cư người dân tộc thiểu số; nhân khẩu thực tế thường trú tại các hộ dân tộc thiểu số tính đến thời điểm điều tra (bao gồm cả những người thuộc lực lượng vũ trang hiện đang ăn, ngủ tại hộ), không bao gồm những người đang sống trong khu vực quản lý riêng của quân đội và công an; tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục của xã thuộc khu vực III, II và I theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Loại điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 là điều tra toàn bộ kết hợp điều tra chọn mẫu. Điều tra toàn bộ được thực hiện tại tất cả các xã thuộc khu vực III, khu vực II và khu vực I theo Quyết định 861/QĐ-TTg (được cập nhật đến ngày 31/5/2024) và các xã không thuộc các khu vực trên nhưng có địa bàn dân tộc thiểu số được chọn điều tra để thu thập các chỉ tiêu về dân số theo dân tộc thiểu số.

Điều tra chọn mẫu được thực hiện trên phạm vi tương tự như điều tra toàn bộ. Quy mô mẫu được phân bổ bảo đảm mức độ đại diện đến cấp huyện về một số chỉ tiêu nhân khẩu học của các dân tộc nói chung và từng dân tộc thiểu số chủ yếu trong huyện nói riêng. Riêng đối với các dân tộc thiểu số có quy mô dân số dưới 10.000 người trên toàn quốc theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 sẽ tiến hành điều tra toàn bộ những hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số này tại địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw