Lào Cai đoạt 1 giải B và 1 giải Khuyến khích Giải Diên Hồng lần thứ 2, năm 2024

Tối 5/1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 2 năm 2024, đúng dịp kỷ niệm 78 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2024).

Dự lễ trao giải có đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội - Trần Thanh Mẫn, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Diên Hồng.

bc-1-3438.jpg
Quang cảnh lễ trao giải.

Cùng dự còn có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương…

anh-thay-1-1882-184.jpg
anh-thay-2-216-7147.jpg
anh-thay-3-1504-9000.jpg
anh-thay-4-1847-8772.jpg
Các đại biểu tỉnh Lào Cai tham dự lễ trao giải.

Tham dự buổi lễ về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ngành, cơ quan báo chí của tỉnh.

bc-2-1477.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Trưởng Ban tổ chức Giải Diên Hồng Trần Thanh Mẫn phát biểu tại lễ trao giải.

Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức Giải Diên Hồng Trần Thanh Mẫn biểu dương Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải đã chủ động triển khai giải khoa học, bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả; Hội đồng chấm giải là các thành viên giàu kinh nghiệm, uy tín, công tâm, khách quan.

bc-3-9888.jpg
Khen thưởng các tập thể xuất sắc.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của 78 năm Quốc hội Việt Nam, Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tại các địa phương, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng được đổi mới thiết thực và hiệu quả hơn.

Giải Diên Hồng lần thứ 2 chính thức được phát động tại Lễ tổng kết và trao giải Diên Hồng lần thứ nhất vào ngày 9/6/2023. Sau hơn 6 tháng phát động, Ban Thư ký Giải đã nhận được 2.679 tác phẩm dự thi của 138 cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

bc-4-8503.jpg
Trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả.

Hội đồng chấm chung khảo đã chọn được 79 tác phẩm xuất sắc nhất để trao: 7 giải A, 14 giải B, 20 giải C và 38 giải Khuyến khích. Theo loại hình báo chí, cơ cấu giải thưởng gồm: Báo in có 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C và 10 giải Khuyến khích; tạp chí (gồm tạp chí in và tạp chí điện tử) có 1 giải A, 1 giải B, 1 giải C và 2 giải Khuyến khích; báo điện tử có 2 giải A, 3 giải B, 5 giải C, 10 giải Khuyến khích; phát thanh có 1 giải A, 2 giải B, 2 giải C và 7 giải Khuyến khích; truyền hình có 1 giải A, 3 giải B, 3 giải C và 8 giải Khuyến khích; báo ảnh có 1 giải B, 3 giải C và 1 giải Khuyến khích.

bc-5-1251.jpg
Trao giải thưởng cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải B.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức giải, các tác phẩm tham dự giải và đặc biệt là các tác phẩm được trao giải được đánh giá cao về chất lượng, có nội dung tốt, bám sát hơi thở cuộc sống, làm nổi bật vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đổi mới, hành động quyết liệt của Quốc hội và HĐND nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy và kiến tạo sự phát triển, vì lợi ích của Nhân dân và đất nước, khắc họa hình ảnh người đại biểu dân cử tiêu biểu gần dân, sát dân, vì dân.

bc-13-314.jpg
38 tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Khuyến khích.

Nhân dịp này, Ban tổ chức đã phát động Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3.

Tham gia Giải Diên Hồng lần thứ 2, năm 2024, Lào Cai đã đoạt 2 giải, bao gồm tác phẩm: Những đại biểu Hội đồng nhân dân “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì (loạt bài 4 kỳ) của nhóm tác giả Tô Dung - Tuấn Ngọc (Báo Lào Cai) đoạt giải B và tác phẩm Người dân nghèo được hưởng lợi từ những chính sách nhân văn của nhóm tác giả Hồng Loan - Phương Hiền (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế - đơn vị dự thi Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai) đoạt giải Khuyến khích.

bc-7-7405.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong tặng hoa chúc mừng tác giả, nhóm tác giả Lào Cai đoạt giải Giải Diên Hồng lần thứ 2.
bc-12-7132.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao giải B cho nhóm tác giả Tuấn Ngọc - Tô Dung (Báo Lào Cai).
2-6789.jpg
Tác phẩm "Những đại biểu Hội đồng nhân dân “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì" và chị Chu Gì Xú, nhân vật tiêu biểu trong loạt bài viết được Ban Tổ chức lựa chọn giới thiệu tại phần trao giải B, ghi phóng sự quá trình sáng tác.
bc-6-1277.jpg
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Dương Đức Huy tặng hoa chúc mừng Báo Lào Cai và nhóm tác giả đoạt giải B.
bc-11-9417.jpg
Tặng hoa chúc mừng nhóm tác giả Hồng Loan - Phương Hiền đoạt giải Khuyến khích.
bc-10-557.jpg
Chị Chu Gì Xú, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã A Lù, đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND xã, nhân vật tiêu biểu trong loạt bài Những đại biểu Hội đồng nhân dân “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì được Ban Tổ chức tặng máy tính hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đại biểu dân cử trong thời gian tới.
bc-9-3112.jpg
Các đồng chí lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm với tác giả và nhóm tác giả đoạt giải.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Tôi đã ấp ủ bài viết về bà sau cuộc gặp ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) - nơi vừa chịu bao đau thương do cơn lũ lịch sử gây ra. Người đàn bà ở tuổi 55, dáng người nhỏ bé, quần xắn móng lợn, lúc nào cũng tất tả ngược xuôi nơi “tâm lũ” Làng Nủ. Suốt 20 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Làng Nủ, 20 năm làm đại biểu HĐND xã Phúc Khánh, bà Trần Hoài Thu luôn được bà con quý trọng, mến yêu. Trong cơn lũ lịch sử vừa qua, người đại biểu ấy không một ngày ngơi nghỉ vì đồng bào vùng lũ.

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 19/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San. Đây là cuộc tiếp xúc trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

fbytzltw