Lào Cai: Dân đồng lòng hiến đất xây dựng đường giao thông

Được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đồng thời hỗ trợ vật liệu xây dựng, bà con nhiều thôn, xóm trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tin tưởng và tự nguyện hiến đất, góp công, để làm đường giao thông.

Không băn khoăn khi hiến hàng nghìn m2 đất

15 tuyến, 53 km đường được làm mới, bằng 1/4 tổng số km đường giao thông của toàn huyện - là kết quả mà xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai làm được trong chiến dịch làm đường giao thông nông thôn năm 2023.

Điều đặc biệt là để đạt được kết quả đáng mừng này, xã có đến 405 hộ dân đã tình nguyện hiến gần 18 ha đất để mở đường. Vậy bằng cách làm như thế nào mà chính quyền xã Kim Sơn đã vận động người dân đồng lòng hiến đất tích cực như vậy?

Nhiều đường bê tông được xây dựng tạo điều kiện cho nhân dân đi lại.

Nhiều đường bê tông được xây dựng tạo điều kiện cho nhân dân đi lại.

Trước đây, để vận chuyển hàng hóa, người dân ở thôn Kim Quang, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai buộc phải mang vác qua tuyến đường sắt chắn ngang. Nhưng giờ đây, ô tô có thể vào từng hộ dân, thậm chí tận chân đồi để giao thương.

Tuyến đường dài trên 4 km chạy qua địa bàn sinh sống của 80 hộ dân đang dần giúp cuộc sống thôn vùng cao này đổi thay.

Nhận thức được lợi ích của con đường, gia đình chị Bùi Kim Dung tình nguyện hiến gần 1.000 m2 đất để phục vụ cho công trình mà không một chút băn khoăn.

Bù lại, với máy móc sẵn có, đơn vị thi công sẽ giúp chị cải tạo mảnh đồi trồng sắn: "Chúng tôi cũng mong có được con đường để đi lại cho dễ dàng. Chúng tôi rất nhất trí hiến đất cho công trình làm để đảm bảo tiến độ. Chúng tôi cũng đồng ý để đất cải tạo trồng sắn và cây quế.

Nhờ có đường GTNT sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tại địa phương.

Nhờ có đường GTNT sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tại địa phương.

Cũng giống như chị Dung, hơn 40 hộ dân ở thôn Kim Quang tình nguyện hiến đất mở đường. Có những hộ hiến từ 4.000-5.000m2 đất. Ông Nguyễn Văn Toản, người dân thôn Kim Quang cho biết, đối với hộ hiến nhiều đất, nhà thầu sẽ hỗ trợ đào ao, làm nền nhà hoặc cải tạo ruộng nương.

Với cách làm như thế, người dân phấn khởi, nhà thầu cũng vui mừng vì đẩy nhanh được tiến độ thi công: "Như bây giờ người dân hiến 1.000 m2 đất thì đơn vị thi công tạo điều kiện làm đường lên nương, hay những khe ao làm theo nguyện vọng đắp ao, hỗ trợ cho bà con đủ quy hoạch như làm nền nhà nên bà con đồng tình hiến đất".

Noi gương người đứng đầu

Ghé qua xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, đi trên con đường nông thôn mới vừa mới hoàn thành, ông Trần Quang Khải, Bí thư Chi bộ thôn Chính Tiến phấn khởi chia sẻ: Thực hiện phong trào thi đua "Phát triển đường giao thông nông thôn rộng, thoáng, an toàn", chỉ trong vòng 2 tháng (từ tháng 6/2022-8/2022), 32 hộ dân thôn Chính Tiến đã đồng lòng hiến đất, cùng góp sức hoàn thiện mở rộng tuyến đường giao thông dài 2,4 km của thôn lên 7m nền. Tổng kinh phí đầu tư mở rộng tuyến đường hơn 1,6 tỷ đồng; trong đó ngân sách địa phương hỗ trợ 1,281 tỷ đồng, số còn lại do người dân đóng góp.

Dẫn chúng tôi đi trên con đường làng sạch đẹp, thẳng tắp vừa mới đưa vào sử dụng, bà Vũ Thị Liên, Trưởng thôn Phú Thịnh 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng cho biết, thôn có 104 hộ, trước đây con đường của thôn nhỏ hẹp, trơn dốc đi lại rất khó khăn. Khi Nhà nước có chủ trương mở rộng đường, nhiều hộ dân trong thôn rất phấn khởi, bởi họ cho rằng con đường được mở rộng sẽ mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân nơi đây. Tuy nhiên cũng có không ít hộ dân lúc đầu việc vận động còn gặp khó khăn, chưa đồng tình hiến đất, do vậy công tác vận động, tuyên truyền khá nan giải.

Khi Nhà nước có chủ trương mở rộng đường, nhiều hộ dân trong thôn rất phấn khởi, bởi họ cho rằng con đường được mở rộng sẽ mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân nơi đây.

Khi Nhà nước có chủ trương mở rộng đường, nhiều hộ dân trong thôn rất phấn khởi, bởi họ cho rằng con đường được mở rộng sẽ mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân nơi đây.

Xác định bản thân là đảng viên, là người đứng đầu nên phải gương mẫu đi đầu để quần chúng noi theo. Trưởng thôn Vũ Thị Liên đã tự nguyện hiến gần 5.000 m2 đất, chặt hàng trăm cây quế đã 10 năm tuổi để mở rộng con đường.

Noi gương trưởng thôn, đã có 20 hộ dân trong thôn tình nguyện tham gia hiến trên 15 nghìn m2 đất, chặt bỏ hàng nghìn cây cối, hoa màu trên đất như quế, mỡ và san lấp ao, hồ để để hệ thống đường giao thông được hoàn thành. Nhờ vậy, con đường bê tông dài gần 1,5 cây số, mặt đường rộng 7m đã nhanh chóng được hoàn thiện, tiết kiệm được kinh phí giải phóng mặt bằng.

Từ năm 2011 đến nay, riêng xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng đã huy động được gần 300 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Trong số đó, nhân dân đóng góp gần 80 tỷ đồng, hiến hơn 100 nghìn m2 đất và hàng chục nghìn ngày công lao động để bê tông hóa, mở rộng và làm mới trên 45 km đường giao thông nông thôn. Đặc biệt, Phú Nhuận là địa phương đầu tiên của huyện Bảo Thắng mở rộng mặt đường giao thông nông thôn từ 3,5m lên 6m.

Giai đoạn 2021-2025, Lào Cai xác định xây dựng nông thôn mới bền vững, thực chất đi vào chiều sâu; phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 70% số thôn đạt nông thôn mới, trong đó 30% số thôn đạt chuẩn nông thôn mới hoàn thành "kiểu mẫu".

baogiaothong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw