Làng gốm Bát Tràng

Từ trung tâm Hà Nội, qua sông Hồng, xuôi theo đường đê thênh thang gió, sau gần 1 giờ đồng hồ tôi có mặt tại chợ gốm làng cổ Bát Tràng.

Ấn tượng đầu tiên là sự nhộn nhịp, đông vui của khu trung tâm – cũng có thể xem như khu chợ chính của làng cổ Bát Tràng. Bước qua cổng chợ, trước mắt tôi hiện ra những gian hàng nào bát, đĩa, cốc chén, lục bình… với đủ những gam màu. Tôi thích những đồ gốm men lam, men rạn nên chọn mua cho mình vài món đồ nho nhỏ. Thấy tôi hơi tần ngần vì giá cả, người bán hàng giải thích: Để có được những sản phẩm này thì phải tốn rất nhiều công và không dễ thành công. Sau một hồi chọn lựa, tôi cũng mua được 3 món đồ ưng ý.

Sản phẩm gốm Bát Tràng.
Sản phẩm gốm Bát Tràng.

Dạo quanh chợ một vòng, mới thấy Bát Tràng đã khác trước rất nhiều. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống với màu men đặc trưng trầm mặc, đã xuất hiện những sản phẩm mới với màu sắc rực rỡ, tươi mới như những chiếc bình nước, bát thả hoa hay những chiếc lọ đựng thực phẩm, 12 con giáp ngộ nghĩnh và vòng đeo tay. Thoảng trong gió tôi nghe có tiếng linh phong nhẹ nhàng, trong trẻo. Đó chính là những thanh âm vang lên từ chiếc chuông gió ngộ nghĩnh được làm từ gốm. Khách đến chơi chợ rất đa dạng. Những cô cậu học trò, sinh viên rủ nhau dã ngoại, một vài cặp vợ chồng già thong dong ôn lại ngày xưa. Đông nhất là những vị khách người lớn, tự chủ về kinh tế, đến để mua đồ. Tại chợ có vô số mặt hàng nên khách tham quan rất dễ dàng lựa chọn cho mình những món đồ phù hợp hay làm kỷ niệm.

Chuông gió bằng gốm.
Chuông gió bằng gốm.

Chừng đã mỏi chân, tôi ghé vào một xưởng để trải nghiệm quy trình làm gốm. Vừa bước chân vào xưởng, một thanh niên đưa cho tôi nắm đất sét bằng lòng bàn tay rồi hướng dẫn quá trình vuốt, nặn và vẽ. Nhìn sang bên cạnh, tôi thấy khá nhiều bạn trẻ và cả những em bé chừng 5 tuổi, đều say mê sáng tạo tác phẩm. Bùn sét bắn lên người, lên tay, mặt mũi cũng dễ bị lấm lem nhưng không che được sự hứng khởi trên từng khuôn mặt. Với những người lần đầu nặn, vuốt thì không dễ có ngay được tác phẩm hoàn chỉnh. Sau nhiều lần đập đi làm lại, nhờ có sự giúp đỡ của nhân viên trong xưởng, tôi đã hoàn thành tác phẩm là một chiếc cốc miệng hình trái tim. Đợi chừng 30 phút để sản phẩm được nung tạm, sấy khô, tôi hồi hộp mang tác phẩm của mình vào khu tô vẽ. Sau một hồi hý hoáy, tô tô, vẽ vẽ, chiếc cốc trái tim của tôi đã hoàn thành. Thú vị không kém, tác phẩm tự tay làm qua 3 công đoạn vuốt – nặn – vẽ của tôi chỉ tốn chi phí 30.000 đồng. Chiếc cốc ấy sau khi về được đặt trang trọng trên chiếc bàn làm việc của tôi, ghi dấu một ngày thú vị ở làng gốm Bát Tràng. Và cũng để nhắc tôi sẽ quay lại thăm Bát Tràng, để tìm hiểu kỹ hơn về công đoạn sản xuất cũng như tinh hoa của men gốm, để gặp được hồn Việt nơi những ngõ nhỏ với hàng gạch rêu phong hay những ngôi nhà cổ cũ kỹ với nhiều kỷ niệm./.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

Truyền thông quốc tế gọi tên Đà Nẵng: "Điểm đến mới của giới thượng lưu Trung Đông"

Truyền thông quốc tế gọi tên Đà Nẵng: "Điểm đến mới của giới thượng lưu Trung Đông"

Việc Emirates chính thức khai thác đường bay thẳng Dubai - Đà Nẵng từ tháng 6/2025 mở ra “cuộc cách mạng du lịch” thực thụ cho thành phố sông Hàn. Đà Nẵng sẵn sàng vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu dành cho du khách cao cấp, đặc biệt là từ thị trường Trung Đông giàu tiềm năng.

Hanoi Free Tour Guides: Cách người trẻ làm du lịch cộng đồng cho khách quốc tế

Hanoi Free Tour Guides: Cách người trẻ làm du lịch cộng đồng cho khách quốc tế

Trên chiếc ghế đá ven hồ Gươm, một cô sinh viên Việt Nam đang say sưa kể cho vị khách Ba Lan về truyền thuyết Rùa Vàng. Không giáo án, không kịch bản, người hướng dẫn viên mang đến cho du khách sự háo hức và nụ cười sảng khoái. Khoảnh khắc giản dị ấy chính là lát cắt chân thực của Hanoi Free Tour Guides (HFTGs) – nơi những người trẻ góp phần làm mới diện mạo du lịch Thủ đô bằng sự thân thiện, gần gũi.

Hứa hẹn bùng nổ du lịch hè

Hứa hẹn bùng nổ du lịch hè

Giữa vô vàn lựa chọn, Yên Bái - cửa ngõ miền Tây Bắc đang nổi lên như một điểm hẹn đầy mê hoặc, không chỉ để “giải nhiệt” mà còn để khám phá những giá trị nguyên bản và sâu sắc. Với những con số tăng trưởng ấn tượng và sự chuyển mình mạnh mẽ trong chiến lược phát triển, du lịch hè Yên Bái 2025 hứa hẹn một mùa bùng nổ.

fb yt zl tw