Lan tỏa tinh thần học và làm theo lời Bác

Anh Phan Văn Minh (phó bí thư Đoàn Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM) và cô giáo trẻ Phạm Hồng Hạnh (Trường THCS - THPT Diên Hồng, quận 10) có nhiều cách lan tỏa việc học và làm theo lời Bác đến với học sinh và đông đảo bạn trẻ.

Lan tỏa tinh thần học và làm theo lời Bác ảnh 1
Anh Phan Văn Minh, phó bí thư Đoàn Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM.

Trong chương trình giáo dục chủ đề "Em yêu Bác Hồ", anh Minh với vai trò là thuyết minh viên tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM đã âm thầm chuyển tải tình yêu, lòng biết ơn, sự kính trọng của thiếu nhi với Bác Hồ qua những trò chơi do anh cùng đồng nghiệp thiết kế. 

Còn cô giáo Hạnh dù dạy môn địa lý nhưng luôn chia sẻ với các em học sinh, giáo viên trẻ trong chi đoàn về tinh thần học và làm theo lời Bác phù hợp với mọi người.

Kể chuyện về Bác bằng trò chơi

Hơn chục năm làm thuyết minh viên tại bảo tàng, đã biết bao lần anh Minh chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác đến du khách, học sinh, sinh viên. Mỗi lời nói không chỉ đảm bảo tính chính xác thông tin mà còn chất chứa bao tình cảm chân thành với Bác. 

"Tùy đối tượng tham quan là ai, tôi sẽ có cách thuyết minh sao cho dễ nghe, hiểu và thật sự gần gũi. Tôi luôn lồng ghép kiến thức về lịch sử, về Bác mà với học sinh tiểu học thì khác, trung học khác, sinh viên, thanh niên lại có cách khác", anh Minh chia sẻ.

Say mê, sáng tạo với công việc "kể chuyện" về Bác đến mọi người, anh cán bộ Đoàn còn mày mò cùng đồng nghiệp thực hiện công trình thanh niên: Thực hiện các chương trình giáo dục với chủ đề "Em yêu Bác Hồ". 

Từ năm 2018 đến nay, công trình đã được mang đến nhiều trường học tại TP.HCM và một số tỉnh, là một trong những công trình tiêu biểu được Đoàn khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM tuyên dương, góp phần xây dựng mô hình giáo dục "Mang bảo tàng đến với trường học" (Đoàn Sở Văn hóa và thể thao TP) được nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn của Thành đoàn TP.HCM năm 2020.

Đem đến các trường học nơi học sinh ít có điều kiện tham quan bảo tàng, trong mỗi chuyến đi ấy, anh kiêm luôn vai quản trò hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi "Rung chuông vàng" với các câu hỏi về Bác dành cho thiếu nhi rất gần gũi. 

"Mỗi lần mang tư liệu, hình ảnh, hiện vật... đi triển lãm ở các trường vùng sâu, vùng xa, tôi xúc động lắm khi cảm nhận sự háo hức, mong đợi của các em học sinh lần đầu được xem triển lãm về Bác Hồ, được tham gia cuộc thi tìm hiểu về Bác" - anh Minh nói.

Cô Phạm Hồng Hạnh, bí thư chi đoàn giáo viên Trường THCS-THPT Diên Hồng, quận 10, TP.HCM.
Cô Phạm Hồng Hạnh, bí thư chi đoàn giáo viên Trường THCS-THPT Diên Hồng, quận 10, TP.HCM.

Làm gương để lan tỏa điều tốt đẹp

Là giáo viên tiêu biểu cấp thành, bí thư chi đoàn giáo viên của trường, cô Hạnh nói tâm đắc về vấn đề đạo đức, lòng yêu thương con người, sống có nghĩa có tình khi tìm hiểu về Bác. Làm gì cũng cần cái tâm, cô giáo Hạnh tâm niệm vậy nên trong vai nào, giáo viên hay bí thư chi đoàn, cô luôn tìm hiểu tính cách, chịu khó lắng nghe mọi người, đặc biệt là với các bạn học sinh hòa nhập. Qua đó, luôn chia sẻ, giúp đỡ để các bạn đoàn viên tự nguyện tham gia hoạt động, còn học sinh nhờ vậy cũng học tập hiệu quả hơn.

Cùng với kiến thức, cô giáo ấy còn giáo dục cho các em về đạo đức, kỹ năng trong học tập và cuộc sống. Cô nhắc các bạn từ giữ vệ sinh lớp, tự giác lau bảng, quét lớp sạch sẽ, đến việc tắt đèn quạt khi ra khỏi lớp để tiết kiệm điện. Hay khi nhận bài kiểm tra từ giáo viên phải biết nhận bằng hai tay, biết nói xin lỗi, cảm ơn, tuân thủ nội quy của nhà trường...

Cô Hạnh tâm sự rằng cuộc sống càng hiện đại, mạng xã hội càng phổ biến, giới trẻ tiếp thu những xu hướng mới thì việc nhắc nhở, giáo dục các em từ những việc nhỏ nhất và thường xuyên cũng rất cần thiết trong môi trường giáo dục. 

"Mình thường lồng ghép các nội dung về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè khi dạy. Và mình luôn cố gắng làm gương trước khi muốn lan tỏa đến học sinh. Có vậy điều mình lan tỏa sẽ dễ được đón nhận hơn" - cô Hạnh bày tỏ.

Học Bác, cô giáo trẻ cố gắng thay đổi phương pháp, dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống bằng cách luôn cập nhật các thông tin và số liệu mới. Cô cũng đổi luôn cách kiểm tra đánh giá. 

Thay vì cho học sinh làm bài kiểm tra trên giấy, cô cho các em làm mô hình hoặc phối hợp với thư viện cho các em viết bài cảm nhận về cuốn sách có nội dung trong chương trình của môn địa lý. Cũng có khi là bài thuyết trình theo nhóm, vẽ tranh tuyên truyền nội dung có liên quan đến chương trình như: bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tình yêu quê hương biển đảo hay cho các em thiết kế trang phục của các quốc gia, các dân tộc...

"Học trò phải đóng vai trò trung tâm. Các em cần hoạt động nhiều hơn và muốn học sinh hoạt động tích cực, chúng ta phải hiểu được tâm lý các em. Tôi chọn cách trò chuyện cùng các em nhiều hơn và tạo điều kiện để các em phát huy khả năng sáng tạo của mình", cô Hạnh cho biết.

Tuổi Trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc

Cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc

Tác phong, môi trường làm việc thân thiện, mối quan hệ đồng nghiệp gần gũi chính là điều kiện để cá nhân tiến bộ, góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp trong công việc, văn hóa công sở. Tại Lào Cai, các đơn vị, doanh nghiệp thời gian qua luôn quan tâm, tạo không khí làm việc vui tươi, đoàn kết nhằm làm tăng hiệu quả công việc của mỗi cá nhân.

Sức sống "Ngày Chủ nhật xanh"

Sức sống "Ngày Chủ nhật xanh"

Nhiều năm qua, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh đã góp phần làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân trong việc xây dựng tư duy “sống xanh” và bảo vệ môi trường.

Học bổng trao gửi yêu thương

Học bổng trao gửi yêu thương

Đạt thành tích học tập tốt, giành được học bổng từ các cuộc thi, Trần Bảo Ngọc (lớp 11 Hóa), Nguyễn Trung Đức (lớp 11 Toán), Nguyễn Ngọc Minh Châu (lớp 11A1), Trường THPT chuyên Lào Cai đã để dành một phần học bổng tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện mô hình “Em nuôi của Đoàn” do Thành đoàn Lào Cai phát động. Những phần học bổng ấy đã trao cơ hội đến trường cho nhiều học sinh nghèo trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Nuôi dưỡng tâm hồn học đường

Nuôi dưỡng tâm hồn học đường

Đồng hành với trẻ không chỉ có gia đình, xã hội, mà nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong định hướng và hình thành nhân cách. Do đó, hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tư vấn cho học sinh thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần... là những việc làm thường xuyên được tổ tư vấn tâm lý học đường các trường trên địa bàn thành phố Lào Cai thực hiện.

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Liên quan vụ việc hành hung, cản trở phóng viên tác nghiệp, ngày 26/4, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã ký Công văn số 08/CV/HNBVN đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo.

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Công ty cổ phần Minh Sơn là một trong những doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai. Với 30 năm kinh nghiệm, đặc biệt là có thế mạnh trong xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công ty đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong cộng đồng doanh nghiệp.

Đặt an toàn lao động lên hàng đầu

Đặt an toàn lao động lên hàng đầu

Từ các vụ tai nạn lao động liên tiếp gần đây, trong đó có các vụ đặc biệt nghiêm trọng, thêm một lần nữa khẳng định tính bức thiết của công tác bảo đảm an toàn lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.

Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc "Trạng nguyên nhỏ tuổi"

Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc "Trạng nguyên nhỏ tuổi"

Ngày 26/4, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội đã diễn ra chương trình ngày hội chung kết toàn quốc “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” lần thứ XXII và cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV năm học 2023 - 2024, thu hút 346 sĩ tử đến từ 18 tỉnh thành và 161 trường học (128 trường TH và 33 trường THCS) trên toàn quốc tham dự.

Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”

Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”

Nhằm nâng cao chất lượng nền nếp học tập, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số, ngày 25/4, tại Trường Mầm non Cốc Mỳ (huyện Bát Xát), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát đã tổ chức Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”.

fb yt zl tw