Lần đầu tiên xuất bản sách chuyên khảo về 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Ấn phẩm sách chuyên khảo "50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản" góp phần nâng cao sự hiểu biết cho những ai quan tâm đến mối quan hệ hai nước trong giai đoạn nửa thế kỷ vừa qua.

2-5323.jpg
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki phát biểu tại lễ công bố cuốn sách.

Ngày 18/3, cuốn sách “50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023)” ra mắt tại Hà Nội, xoay quanh lịch sử bang giao giữa Việt Nam và Nhật Bản cùng những thăng trầm và khởi sắc trong quan hệ hai nước.

Đây là dự án xuất bản sách chuyên khảo để đánh dấu chặng đường hơn nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, có sự tham gia biên soạn của 10 tác giả, phần lớn là các chuyên gia trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (VASS-INAS), và được hiệu đính bởi Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật - Giáo sư Furuta Motoo và Giáo sư danh dự Trần Văn Thọ của Đại học Waseda.

Nội dung sách phân tích mối quan hệ song phương qua ba giai đoạn lịch sử quan trọng.

Cuốn sách mang đến cái nhìn toàn cảnh về quan hệ song phương hai nước.
Cuốn sách mang đến cái nhìn toàn cảnh về quan hệ song phương hai nước.

Giai đoạn trầm lắng (1973-1991): Giai đoạn này chứng kiến những thách thức do bối cảnh chính trị khu vực và thế giới, song vẫn đặt nền móng cho sự hợp tác song phương trong tương lai.

Giai đoạn phục hồi (1992-2001): Quan hệ giữa hai nước có sự khởi sắc mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, với việc Nhật Bản trở thành một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam.

Thời kỳ phát triển (2002-2023): Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng được củng cố, với hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục.

Sách được chia thành 5 chương: Cơ sở của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản; Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và những bước thăng trầm (1973-1991); Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản khởi sắc (1992-2001); Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển mạnh mẽ (2002-2023); Đánh giá 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và triển vọng tương lai.

Buổi lễ công bố thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục đào tạo.
Buổi lễ công bố thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục đào tạo.

Phát biểu tại lễ ra mắt sách, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki khẳng định trong 50 năm qua, hai nước đã phát triển quan hệ từ nước viện trợ và nước nhận viện trợ đến quan hệ tin cậy lẫn nhau, cùng hợp tác, là đối tác quan trọng và bình đẳng vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và thế giới.

Theo Đại sứ, để tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt - Nhật trong tương lai, những bài học rút ra từ 50 năm lịch sử được ghi lại trong cuốn sách này sẽ trở thành "la bàn" quan trọng, trở thành tài liệu tham khảo giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, học giả và sinh viên quan tâm đến quan hệ Nhật Bản-Việt Nam.

Chia sẻ về ấn phẩm này, Tiến sỹ Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) cho biết cuốn sách không chỉ là tài liệu tổng kết quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản mà còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc biên soạn giáo trình học phần Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang được giảng dạy tại các ngành đào tạo: Nhật Bản học và Đông phương học tại các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam hiện nay.

Tiến sỹ Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS).
Tiến sỹ Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS).

Theo Tiến sỹ Trần Hoàng Long, hiện nay ở Việt Nam chưa có một cuốn sách chuyên khảo hay giáo trình nào trình bày bài bản, có hệ thống và toàn diện về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực.

Nhằm lấp đầy khoảng trống này trong nghiên cứu và giảng dạy, nhóm tác giả là các nghiên cứu viên của Viện Đông Bắc Á đã lên ý tưởng biên soạn cuốn sách chuyên khảo về chặng đường 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

Trong thời gian tới, cuốn sách sẽ được trao tặng miễn phí tới các trường đại học và viện nghiên cứu trọng điểm tại Việt Nam thông qua Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

fb yt zl tw