Làm sao tránh bất ngờ về tư tưởng?

Đó là câu hỏi mà lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn 254, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai luôn đặt ra cho đội ngũ cán bộ các cấp trong toàn đơn vị. Từ đó, mỗi cán bộ đều trăn trở, suy nghĩ, tìm biện pháp hữu hiệu trong nắm, quản lý, định hướng tốt tư tưởng bộ đội để không bất ngờ về tư tưởng, dẫn đến các vụ việc vi phạm kỷ luật phải xử lý.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chúng tôi đến Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 254 vào cuối ngày. Trong khuôn viên đơn vị, Binh nhì Trương Mạnh Cường, chiến sĩ Trung đội 10, Đại đội 3 đang cắt tóc cho các đồng đội. Hỏi ra mới biết, từ thông tin khai về sở trường của mình trong hồ sơ, đồng chí Cường được chỉ huy Đại đội 3 phân công thêm nhiệm vụ “thợ cắt tóc” của Đại đội. Sau khi “làm đẹp” xong mái tóc cho đồng đội, Binh nhì Trương Mạnh Cường chia sẻ: “Em rất vui khi được cán bộ đơn vị quan tâm cho phát huy sở trường. Nhờ cắt tóc, em vừa rèn giũa tay nghề, vừa hiểu thêm về tính cách, hoàn cảnh của nhiều đồng đội, từ đó mà gắn kết với nhau nhiều hơn”.

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 254, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai trò chuyện với gia đình qua mô hình “Cuộc gọi kết nối yêu thương” (đầu tháng 10-2023).

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 254, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai trò chuyện với gia đình qua mô hình “Cuộc gọi kết nối yêu thương” (đầu tháng 10-2023).

Đó là hiệu quả từ mô hình “Hồ sơ thông tin chiến sĩ” mà các đơn vị trong Trung đoàn 254 áp dụng. Thiếu tá Võ Hồng Cường, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 cho biết: “Thực hiện mô hình này, ngoài nắm chắc trích ngang các thông tin chính về quê quán, gia đình, điện thoại liên hệ thì hằng tháng, cán bộ trung đội phải đánh giá ưu, khuyết điểm của từng đồng chí. Đặc biệt, khi có những biểu hiện bất thường về tư tưởng, lối sống, các mối quan hệ xã hội phức tạp... cán bộ trung đội phải ghi chú rõ ràng trong hồ sơ. Do vậy, dù chiến sĩ chuyển từ đơn vị này qua đơn vị khác, quá trình học tập, công tác thế nào đều được ghi rõ trong hồ sơ. Nếu cán bộ nắm chắc hồ sơ, sẽ nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng đồng chí, từ đó có biện pháp quản lý phù hợp”.

Trong những ngày ở Trung đoàn 254, chúng tôi được dự một buổi bình bầu hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tuần ở Trung đội 5, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1.

Hôm ấy, Trung sĩ Nông Văn Nhất, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 5, Trung đội 5 nhận được tín nhiệm cao nhất vì đạt thành tích xuất sắc trong tham gia hội thao của đơn vị và luôn gương mẫu, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ cả thường xuyên và đột xuất. Quà thưởng cho thành tích này, ngoài được tuyên dương ở bản tin thi đua, trên hệ thống truyền thanh nội bộ của đơn vị, đồng chí Nhất còn được gọi điện qua mạng xã hội về thăm hỏi sức khỏe gia đình thông qua mô hình “Cuộc gọi kết nối yêu thương”.

Buổi tối hôm ấy, dưới sự chứng kiến của chỉ huy đơn vị và đồng đội, Nhất thăm hỏi sức khỏe bố mẹ và phấn khởi thông báo kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhìn thấy bố mẹ hạnh phúc vì mình, Nhất đã không cầm được những giọt nước mắt. Em hứa với bố mẹ sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở đơn vị, không phụ sự mong đợi của gia đình.

Nói về mô hình “Cuộc gọi kết nối yêu thương”, Thượng úy Hoàng Nhật Linh, Chính trị viên Đại đội 2, Tiểu đoàn 1 cho biết: “Mô hình không chỉ là một kênh để khích lệ, động viên hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà thông qua đó, chỉ huy đơn vị nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mỗi đồng chí, từ đó có biện pháp phù hợp trong tiến hành công tác tư tưởng ở đơn vị đối với từng quân nhân”.

Thời gian qua, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 254 luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác nắm, định hướng tư tưởng quân nhân với các hình thức, biện pháp đa dạng, như: Tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt các tổ chức; tuyên truyền thông qua mạng xã hội, hệ thống truyền thanh nội bộ của đơn vị; thông báo kịp thời và định hướng tư tưởng trước những vụ việc vi phạm kỷ luật trong toàn quân. Đơn vị duy trì có nền nếp chế độ đối thoại dân chủ giữa chỉ huy Trung đoàn với cán bộ, chiến sĩ trong Ngày chính trị và văn hóa tinh thần (định kỳ mỗi tháng một lần); đội ngũ cán bộ trong đơn vị luôn chủ động bám nắm bộ đội để kịp thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải quyết thấu đáo những kiến nghị từ cơ sở, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.

Thượng tá Nguyễn Đức Thọ, Chính ủy Trung đoàn 254 cho rằng: “Chúng tôi xác định việc thực hiện đầy đủ, tròn khâu Quy chế công tác quản lý tư tưởng quân nhân, nắm và định hướng dư luận trong đơn vị cho đội ngũ cán bộ các cấp là giải pháp cơ bản, nhưng yếu tố quyết định chính là sự sâu sát, gần gũi, quan tâm, sẻ chia của đội ngũ cán bộ các cấp đối với chiến sĩ. Chỉ có tình yêu thương, sự sẻ chia mới có được niềm tin của chiến sĩ, từ đó khoảng cách cán-binh được thu hẹp; chiến sĩ xem cán bộ như “người chị, người anh, người bạn” thì sẽ tránh được những bất ngờ về tư tưởng, hay những vụ việc vi phạm kỷ luật phải xử lý".

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

fb yt zl tw