Làm mới chèo lịch sử với AI

Phạm Vĩnh Khương là một đạo diễn đam mê công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo AI. Trong MV mới nhất của mình “Chèo mở lái ra”, anh đã sử dụng AI để mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về chèo, góp phần đưa những giá trị của lịch sử, của nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với công chúng.

Đạo diễn trẻ Phạm Vĩnh Khương.

Đạo diễn trẻ Phạm Vĩnh Khương.

Sinh năm 1992 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Vĩnh Khương có niềm đam mê với nghệ thuật và công nghệ mới. Anh chính là một trong những người tiên phong sử dụng AI trong công việc nghệ thuật của mình, với MV “Bức tranh Đại Việt”, tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và đất nước Việt Nam hay “Tiệc trắng” - sản phẩm âm nhạc bằng AI tuyên truyền bảo vệ trẻ em và “Mắt bão” - sản phẩm âm nhạc bằng AI hướng về đồng bào vùng lũ.

Phạm Vĩnh Khương cho biết, cho rằng, các công cụ trí tuệ nhân tạo hiện nay có thể hỗ trợ người làm nghệ thuật trong quá trình làm phim và MV, từ kịch bản, âm thanh, cho đến hậu kỳ. Chính vì thế, anh đã tận dụng những công cụ này để tối ưu hóa quy trình làm việc, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian tối đa trong sản xuất mà vẫn giữ được chất lượng, hình ảnh.

"Từ việc tạo ra các kịch bản, AI có thể phân tích hàng triệu dữ liệu để đưa ra các gợi ý và cấu trúc câu chuyện. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tạo ra các kịch bản phong phú và sáng tạo hơn" – Phạm Vĩnh Khương chia sẻ.

Mới đây, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đã cho ra mắt sản phẩm mới nhất: MV "Chèo mở lái ra". Đây là MV anh thực hiện để quảng bá cho Nhà hát chèo Quân đội.

"Chèo mở lái ra" là phiên bản MV có âm thanh và hình ảnh được trí tuệ nhân tạo vận hành. Trong MV này, đạo diễn đã khéo léo vận hành AI và phục dựng hình ảnh văn hoá lịch sử bằng AI, tận dụng, lồng ghép, các tư liệu quý của quân đội liên quan trực tiếp đến chèo vào câu chuyện mang tính kỷ niệm lịch sử văn hoá của quân đội thể hiện trong MV. Đạo diễn còn sử dụng AI để kết hợp giữa nhạc chèo truyền thống và dòng nhạc Epic giữa các chuyển biến theo bố cục câu chuyện.

Đây là MV mà Phạm Vĩnh Khương dành để tôn vinh nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, đồng thời đưa chèo đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ.

"Chèo là thể loại kén người nghe nên tôi quyết tâm tìm ra hướng đi khiến khán giả cảm thấy lôi cuốn với thể loại này. Qua việc vận hành hình ảnh AI gắn liền với âm thanh đúng ngữ cảnh, tôi muốn MV có thể chạm vào cảm xúc khán giả một cách tự nhiên nhất", đạo diễn Phạm Vĩnh Khương chia sẻ.

Tuy nhiên, việc sử dụng AI trong thực hiện MV cũng có những khó khăn nhất định. Phạm Vĩnh Khương cho biết, trước hết, AI cần có một lượng lớn dữ liệu và được huấn luyện thành thạo để tạo ra nội dung chất lượng cao. Ngoài ra, AI cũng có những hạn chế khiến các video do MV tạo ra thiếu tính tự nhiên, không đủ sống động, thậm chí bị lỗi.

Phạm Việt Khương đam mê nghệ thuật và công nghệ.
Phạm Việt Khương đam mê nghệ thuật và công nghệ.

"AI có thể tạo ra nội dung dựa trên các quy tắc hoặc mẫu có sẵn, nhưng vẫn thiếu khả năng sáng tạo, không thể mang lại sự đổi mới, cảm xúc hoặc chiều sâu như cách con người có thể làm. Mặc dù AI tiết kiệm thời gian ở một mức độ nào đó, nhưng việc xử lý, chỉnh sửa và tối ưu hóa video tạo ra từ AI vẫn có thể tốn thời gian và đòi hỏi phải tính toán nhiều hơn. Hơn nữa, vấn đề bản quyền của AI cũng được người dùng cân nhắc kỹ", Phạm Vĩnh Khương cho hay.

Việc làm MV chèo bằng AI giúp cho đạo diễn Phạm Vĩnh Khương thấy rằng khán giả tiếp cận với nghệ thuật chèo dễ dàng hơn với cách sắp đặt âm thanh, câu chuyện hợp lý.

"Tôi luôn đề cao tinh thần gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc. Chèo vốn là thể loại kén người nghe, chính vì thế tôi đã quyết tâm mày mò tìm ra hướng khiến khán giả cảm thấy lôi cuốn, thú vị và độc đáo thông qua việc vận hành hình ảnh AI gắn liền với âm thanh đúng ngữ cảnh, để có thể chạm vào cảm xúc mỗi người một cách tự nhiên nhất", đạo diễn Phạm Vĩnh Khương chia sẻ.

Trong bối cảnh hiện tại, khi nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống đang gặp khó khăn để tiếp cận với khán giả, nhất là khán giả trẻ, MV “Chèo mở lái ra” của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương là một hướng đi mới trong bảo tồn văn hóa truyền thống, trao truyền những giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ, và muốn tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. MV cũng mở ra hướng đi mới cho âm nhạc trong tương lai, đặc biệt là nhạc truyền thống.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

fb yt zl tw