Lai Châu thu hút hơn 2.000 tỷ đồng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư

Ngày 13/10, tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024 với sự tham gia của 500 đại biểu, các nhà đầu tư trong cả nước tham dự.

Khai mạc Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu năm 2024.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương khẳng định: Với phương châm mến khách, trọng đối tác, thấu hiểu đối tác, Lai Châu luôn mở rộng cửa chào đón nhà đầu tư. Lai Châu cam kết đồng hành để các dự án được trao Quyết định chủ trương đầu tư và ký kết biên bản ghi nhớ lần này sẽ sớm "đơm hoa, kết trái".

"Với sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh bạn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững của Lai Châu thời gian tới", Chủ tịch Lê Văn Lương hy vọng.

Tại hội nghị, UBND trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 doanh nghiệp với số vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng; trong đó, dự án thủy điện Là Si 1A có công suất 28MW, tổng mức đầu tư 1.050 tỷ đồng cho công ty cổ phần năng lượng ES-LC; Thủy điện Nậm Ngà có công suất 24MW, tổng mức đầu tư gần 970 tỷ đồng cho công ty TNHH thủy điện Nậm Ngà.

Dự án trồng rừng trồng cây Hông ở huyện Sìn Hồ có mức đầu tư hơn 115 tỷ đồng cho tập đoàn quốc tế KTD Đại Việt. Dự án trồng rừng công nghệ cao tại xã Nậm Cần, huyện Tân Uyên có số vốn đầu tư 28 tỷ đồng cho công ty TNHH MTV Thái Lai Tâm Huệ An.

Cùng với đó, UBND tỉnh Lai Châu trao 2 giấy chứng nhận cấp mã số cơ sở trồng sâm Lai Châu cho Công ty cổ phần Sao đỏ Tây Bắc và Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thái Minh; đồng thời, ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Lai Châu với 12 nhà đầu tư về các lĩnh vực như: bất động sản, du lịch, cây ăn quả dược liệu, chế biến nông lâm sản, tiêu thu sản phẩm với quy mô đầu tư trên 3.000 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, tỉnh Lai Châu công bố danh mục 61 danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực: nông - lâm nghiệp, du lịch và thương mại - dịch vụ; trong đó, có nhiều dự án đáng chú ý như: vùng trồng và sản suất chè huyện Tân Uyên, Tam Đường; sân golf Tam Đường, Khu nghỉ dưỡng cao nguyên Sìn Hồ, tổ hợp sân golf Tân Uyên, nhà máy chế biến rau củ quả xuất khẩu huyện Than Uyên; siêu thị, trung tâm thương mại Tam Đường,…

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh Lai Châu, các nhà đầu tư về tìm kiếm thị trường cũng như việc kết nối thị trường trong nước và quốc tế. Những vướng mắc, khó khăn trong quá trình đầu tư sẽ cùng nhau tìm cách tháo gỡ, giải quyết nhanh. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh để các mặt hàng, hàng hóa của Lai Châu đến với rộng khắp người tiêu dùng.

Hiện tại, tỉnh Lai Châu có nhiều lĩnh vực tiềm năng như: khai khoáng, nông nghiệp, du lịch… Trong đó ngành du lịch và nông nghiệp đang cần được các nhà đầu tư khai phá. Về mảng du lịch với thế mạnh đa dạng cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều rừng núi, hồ, thác…; văn hóa bản địa các dân tộc đặc sắc, môi trường thiên nhiên mát mẻ có tiềm năng rất lớn nhưng chưa được khai thác.

Tại hội nghị lần này, có rất nhiều dự án về du lịch mà tỉnh mời gọi các nhà đầu tư như: dự án quần thể du lịch lồng hồ thủy điện Huồi Quảng gắn với hang động Bản Mè, quần thể du lịch cộng đồng Tà Mung huyện Than Uyên; khu du lịch gắn với bản sắc văn hóa cộng đồng Khun Há, khu du lịch quần thể đèo Hoàng Liên Sơn huyện Tam Đường; khu nghỉ dưỡng du lịch cao nguyên Sìn Hồ, Khu du lịch sinh thái thác Nậm Lúc huyện Sìn Hồ…

Bên cạnh đó, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 71%, Lai Châu có nhiều tiềm năng phát triến các loại cây trồng chủ lực (lúa đặc sản, chè, cao su, quế, mắc ca) và các loại dược liệu quý hiếm (sâm Lai Châu, đỗ trọng, thất diệp nhất chi hoa, sa nhân). Đây là những mặt hàng nông nghiệp đang được người tiêu dùng ưa thích. Nếu làm được quy mô lớn, kinh tế hàng hóa thì mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

Lai Châu thu hút hơn 2.000 tỉ đồng tại Hội nghị xúc tiến đầu tư.

Tỉnh Lai Châu luôn sẵn sàng đồng hành cùng các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Tạo mọi điều kiện tối đa để doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận các chính sách, ưu đãi cao nhất của tỉnh; giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính về đầu tư, thành lập doanh nghiệp: cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không quá 2 ngày; cấp quyết định chủ trương đầu tư không quá 2/3 thời gian quy định; cấp phép xây dựng không quá 10 ngày.

Bên cạnh đó, thủ tục thuế, hải quan thuận lợi, nhanh chóng; cung cấp lực lượng lao động có chất lượng, phù hợp với hoạt động đầu tư; đồng thời, hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động; đảm bảo cung cấp đầy đủ, an toàn các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật; an ninh trật tự khi doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với Lai Châu; thành lập Tổ công tác chuyên trách hỗ trợ giải phóng mặt bằng giải quyết các khó khăn, vướng mắc về đất đai.

Với những cam kết đó, Lai Châu thực sự là điểm đến tin cậy và hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

fbytzltw