Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Lào Cai (5/3/1947 - 5/3/2022)

Kỳ 1: Thành lập Ban cán sự Đảng Lào Cai, tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lào Cai ngày nay

LCĐT - Qua 75 năm được tôi luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã không ngừng lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; làm tốt vai trò lãnh đạo Nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc.

Kỳ 1: Thành lập Ban cán sự Đảng Lào Cai, tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lào Cai ngày nay ảnh 1
Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai một lòng theo Đảng.

1. Thành lập Ban cán sự Đảng Lào Cai

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối kéo dài kể từ khi thực dân Pháp xâm lược. Sau khi ra đời, Đảng ta đã đề ra đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc theo lập trường vô sản và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình chính trị - xã hội ở Lào Cai diễn biến hết sức phức tạp. Theo hiệp ước đồng minh, quân đội Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Trong khi chưa giành được chính quyền cách mạng cấp tỉnh thì Nhân dân Lào Cai lại phải đối phó ngay với quân đội Tưởng Giới Thạch và bè lũ Việt Nam Quốc dân Đảng phản động. Trong vòng một năm chiếm đóng ở Lào Cai (từ tháng 11/1945 đến tháng 11/1946), bọn Quốc dân Đảng đã phá hoại thành quả của Nhân dân vừa mới giành được, khủng bố những người theo xu hướng Việt Minh, ngoài ra, chúng còn thu nhiều loại thuế, bắt nhân dân nộp lương thực, thực phẩm để nuôi quân; tung tiền giả ra trao đổi mua bán làm rối loạn thị trường,...

Do sự phát triển của phong trào cách mạng ở Lào Cai, nhiều tổ chức yêu nước theo xu hướng Việt Minh đã được hình thành, trước tình hình đó cần phải có tổ chức đảng đứng ra lãnh đạo các phong trào ở địa phương. Với chủ trương hòa để tiến của Trung ương, trung tuần tháng 10/1945, Xứ ủy Bắc Kỳ và Kỳ bộ Việt Minh Bắc Kỳ cử một đoàn cán bộ lên Lào Cai, với nhiệm vụ tranh thủ lúc Tưởng Giới Thạch chưa lập chính quyền tay sai, xúc tiến nhanh việc tổ chức chính quyền và các đoàn thể quần chúng gây dựng cơ sở cách mạng. Đoàn lên mang theo thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh (18/10/1945). Trong thư Người thông báo cho đồng bào Lào Cai biết Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thành công trong cả nước và Người thăm hỏi, động viên Nhân dân các dân tộc Lào Cai cùng nhau hăng hái đứng lên phấn đấu để củng cố nền độc lập của nước nhà.

Đầu tháng 9/1946, Xứ ủy quyết định thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Lào Cai gồm ba đồng chí, đồng chí Ngô Minh Loan làm Trưởng ban (có lúc gọi là Bí thư) đồng chí Lê Thanh và Đào Đình Bảng làm ủy viên. Sự kiện Ban cán sự Đảng tỉnh Lào Cai được thành lập đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Cách mạng của Nhân dân Lào Cai. Từ đây Lào Cai đã có tổ chức Đảng lãnh đạo, là động lực to lớn thúc đẩy quần chúng đứng lên đấu tranh giải phóng quê hương.

2. Giải phóng Lào Cai lần thứ nhất (11/1946)           

Ngày 4/10/1946, Ban cán sự Đảng đã tổ chức cuộc họp với chỉ huy các đơn vị bộ đội chủ lực để bàn kế hoạch chi tiết về chiến dịch giải phóng Lào Cai. Ngày 26/10/1946, các cánh quân chủ lực của ta bắt đầu tiến công đánh bọn Quốc dân Đảng ở Phố Lu (Bảo Thắng), tham gia cùng với lực lượng vũ trang cách mạng còn có quân của các thổ ty, sau 3 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân ta đã làm chủ khu vực Phố Lu, địch đã phải rút chạy lên Cam Đường và Phố Mới (thị xã Lào Cai). Ngày 28/10/1946, thị trấn Phố Lu được giải phóng. Sau khi đánh thắng địch ở huyện Bảo Thắng, ta quyết định tiến quân lên giải phóng thị xã Lào Cai và vùng ven với kế hoạch chia làm hai bước. Bước một, đánh các trọng điểm của địch ở Cam Đường và Phố Mới; bước hai, giải phóng hoàn toàn thị xã Lào Cai. Cũng trong giai đoạn này, Nhân dân các dân tộc Lào Cai và thiếu nhi Sa Pa đã được Bác Hồ gửi thư thăm hỏi, động viên, bức thư ngày 18/10/1945 Bác Hồ đã viết “Thư gửi đồng bào tỉnh Lào Cai”; ngày 19/11/1946 Người đã viết “Gửi nhi đồng Xã Pa, Lào Cai”.

Ngày 8/11/1946 bộ đội ta tiến vào giải phóng Sa Pa, ngày 12/11/1946 sau khi giải phóng Cam Đường, quân ta chia làm ba mũi đánh vào thị xã Lào Cai. Mũi thứ nhất, tiến đánh hướng Vạn Hoà - Phố Mới; mũi hai, từ Cam Đường đánh lên; mũi thứ ba, từ Bản Lầu (Mường Khương) đánh vào thị xã Lào Cai. Lúc này lực lượng thổ ty cũng tích cực tham gia cùng ta tấn công địch. Trước sức mạnh của ta, bọn Quốc dân Đảng hoảng loạn rút chạy sang Trung Quốc qua cầu Hồ Kiều và theo đường biên giới thuộc huyện Bát Xát. Dọc đường rút chạy chúng bị quân ta truy kích gây thiệt hại nặng nề. Ngày 12/11/1946 là ngày đi vào lịch sử tỉnh Lào Cai như một mốc son quan trọng, ngày giải phóng Lào Cai lần thứ nhất, giải phóng cho Nhân dân các dân tộc Lào Cai thoát khỏi sự đàn áp của bọn Quốc dân Đảng phản động. Cuối tháng 11/1946, chính quyền Cách mạng tỉnh Lào Cai được tái lập theo chế độ quân quản. Ngay sau khi ra đời, Ủy ban quân quản đã đứng ra giải quyết những vấn đề lớn, cấp bách về chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.    

3. Thành lập Đảng bộ tỉnh Lào Cai (5/3/1947)

Với bản chất phản động, hiếu chiến, thực dân Pháp ngang nhiên xóa bỏ Hiệp định sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9, ngày càng đi sâu vào con đường mở rộng chiến tranh xâm lược. Đêm 19/12/1946 cả nước bước vào cuộc kháng chiến theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn phức tạp, lực lượng lãnh đạo lại rất mỏng, tỉnh Lào Cai thời điểm cuối năm 1946 mới có 50 cán bộ và 25 đảng viên ở 2 chi bộ (gồm 13 đảng viên chính thức, 12 đảng viên dự bị). Hầu hết cán bộ, đảng viên được Xứ ủy, Khu ủy điều động từ nơi khác đến đang ở độ tuổi từ 18-29, ít am hiểu phong tục, tập quán, tiếng nói các dân tộc địa phương, chưa có kinh nghiệm công tác ở vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, ta cũng có thuận lợi cơ bản và tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên đều có tinh thần cách mạng, không sợ khó khăn, gian khổ.

Tháng 1/1947, Khu uỷ quyết định thành lập Tỉnh uỷ lâm thời Lào Cai thay cho Ban cán sự Đảng để đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lâm thời gồm 3 đồng chí: đồng chí Lê Thanh là Bí thư, đồng chí Đặng Châu Tuệ, Lý Bạch Luân là Tỉnh uỷ viên. Ngày 5/3/1947, Hội nghị toàn thể đảng viên tỉnh Lào Cai được khai mạc tại Sở Cẩm (Sở cảnh sát) gần cầu Cốc Lếu thuộc tiểu khu Lào Cai, thị xã Lào Cai do ta giải phóng tiếp quản dùng làm trụ sở của Tỉnh bộ Việt Minh. Hội nghị đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chính thức gồm 7 đồng chí gồm các đồng chí: Lê Thanh, Đặng Châu Tuệ, Lý Bạch Luân, Tuấn Sinh, Xuân (Kính), Nguyễn Chúc, Cao Tử Kiến (tức Thành); đồng chí Lê Thanh làm Bí thư.

Về công tác phát triển đảng các cơ quan của tỉnh trong tháng 2, tháng 3/1947, toàn Đảng bộ Lào Cai có 7 chi bộ đảng gồm chi bộ Khối chính quyền, chi bộ khối Đảng và mặt trận, chi bộ Cảnh vệ và 4 chi bộ của Trung đoàn 171 với tổng số 61 đảng viên; trong đó khối dân sự có 33 đảng viên; Đến tháng 9/1947, Đảng bộ tỉnh Lào Cai phát triển lên 69 đảng viên (chưa kể số đảng viên của Trung đoàn 171).

Kỳ 2: Quá trình 75 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Lào Cai

                                                                       Nguồn: BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY LÀO CAI

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thông tin Kết luận kỳ họp thứ 36

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thông tin Kết luận kỳ họp thứ 36

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy vừa có Thông báo Kết luận kỳ họp thứ 36, trong đó có nội dung xem xét kết luận kiểm tra việc thực hiện kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng đối với Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bát Xát, Bảo Yên và Thị ủy Sa Pa. Kèm theo Kết luận, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã chỉ rõ hướng khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Chiều 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Nhà tư tưởng, lý luận xuất sắc của Đảng ta

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Ðào Duy Tùng (20/5/1924-20/5/2024): Nhà tư tưởng, lý luận xuất sắc của Đảng ta

Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, đồng chí Ðào Duy Tùng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng ta, dân tộc ta. Ðồng chí Ðào Duy Tùng là nhà lãnh đạo cao cấp của Ðảng, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, tận tụy, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cộng sản, vì độc lập tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

Đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ

Đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh đã đến dâng hoa, dâng hương, báo công với Bác tại Nhà lưu niệm Bác Hồ, tham quan Di tích quốc gia Công viên Hồ Chí Minh tại thành phố Lào Cai.

Ảnh Tư liệu

Lào Cai tăng cường xây dựng, kết nối các điểm di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Vào những ngày tháng Năm lịch sử này, cả dân tộc hướng về Kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5/1890 -19/5/2024), cùng nhìn về những hoạt động tích cực của tỉnh Lào Cai trong xây dựng các điểm di tích gắn với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Lào Cai và Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) tiến tới hình thành hành trình địa chỉ đỏ theo dấu chân Bác.

Lào Cai thi đua làm theo lời Bác dặn

Lào Cai thi đua làm theo lời Bác dặn

Trong suốt 24 năm giữ cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ đã dành sự quan tâm đặc biệt với cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai. Người đã nhiều lần gửi thư khen, động viên, tặng thưởng nhiều Huy hiệu, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, bằng khen cho các tập thể, cá nhân. Sự khích lệ, động viên của Bác mãi là động lực mạnh mẽ để các tập thể, cơ quan, đơn vị, các địa phương và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai nỗ lực thực hiện các phong trào thi đua.

fb yt zl tw