Kinh tế toàn cầu ngóng chờ kết quả bầu Tổng thống Mỹ

Nước Mỹ có ảnh hưởng lớn đến cả thế giới về kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học… nên bầu cử tổng thống là một sự kiện quan trọng không chỉ của nước Mỹ mà cả thế giới. Do vậy cả thế giới đang trông ngóng về kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong năm 2024, vì nhiều khả năng cuộc đua chung kết vào Nhà Trắng là trận tái đấu giữa Donald Trump và Joe Biden, với 2 đường lối kinh tế khác nhau.

Bối cảnh đặc biệt

Kinh tế Mỹ và thế giới đã trải qua một giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng GDP âm trong năm 2020, khiến cho từ đó đến nay là quá trình hồi phục để lấy lại xu hướng tăng trưởng trước đại dịch. Không những vậy, xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, làm tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Không chỉ căng thẳng về địa chính trị, mà khủng hoảng giá năng lượng cùng với hệ lụy của đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đã khiến cho lạm phát bùng lên.

Và để khắc chế lạm phát, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã liên tục tăng lãi suất, từ đó làm nguy cơ đình lạm, thậm chí suy thoái kinh tế xuất hiện. Triển vọng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Mỹ trong năm 2024 với rất nhiều gam màu xám. Nếu như tăng trưởng của Mỹ trong năm 2023 ước tính vào khoảng 2,4%, thì năm 2024 chỉ còn 0,9%, và cả thế giới từ 3,2% xuống còn 2,6% - theo phân tích của The Conference Board.

Tình hình tăng trưởng chậm lại và có dấu hiệu hụt hơi của Trung Quốc, nhưng mối quan hệ thương mại song phương giữa 2 cường quốc này rất khó suy giảm nhanh trong một sớm một chiều. Bởi đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc hay liên đới đến Trung Quốc dù có giảm trong thời gian gần đây nhưng cũng còn rất lớn. Sự dịch chuyển của Mỹ vẫn nằm trong cái gọi là China+1, có nghĩa là nhiều đối tác của Mỹ lại có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, nên chủ yếu là dịch chuyển một phần hay mở thêm ở các nước khác.

Xung đột Nga - Ukraine, xung đột ở dải Gaza, vấn đề Đài Loan tạo ra nhiều quan điểm trái chiều, thậm chí chia rẽ trong lòng nước Mỹ. Có người ủng hộ và có người phản đối việc chính phủ hiện thời của Mỹ can thiệp quá nhiều vào các vấn đề quốc tế, sử dụng ngân sách của chính phủ mà cụ thể là tiền thuế của dân Mỹ một cách lãng phí.

Cuối cùng, kết quả hội nghị COP28 ở Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất về biến đổi khí hậu, trong đó có sự xuống nước đồng ý của các cartel dầu mỏ, cũng là một tiền đề quan trọng cho cuộc tranh cử cũng như tình hình sau bầu cử. Bởi đảng Dân chủ mà đại diện là Biden cổ súy mạnh mẽ cho xu hướng kinh tế giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi Mỹ cũng là một cường quốc về dầu mỏ nên nền kinh tế Mỹ còn phụ thuộc khá nhiều vào ngành này.

Những tác động cũng đặc biệt

Đến thời điểm đầu 2024, khả năng cao cuộc chạy đua vào Nhà trắng sẽ diễn ra giữa 2 ứng viên là Joe Biden và Donald Trump. Khảo sát dư luận sự ủng hộ Donald Trump hiện nay cao hơn Joe Biden, nhưng chặng đường vẫn còn dài và điều gì cũng có thể xảy ra. Nếu như Joe Biden là một chính trị gia kiểu mẫu, đi theo các nguyên tắc và sự thỏa hiệp, thì Donald Trump là một người rất ngẫu hứng, sẵn sàng phá vỡ các nguyên tắc, các giá trị cũ nếu như thấy nó không còn phù hợp với lợi ích mới, và lợi ích theo hướng không nhượng bộ “nước Mỹ là trước hết”. Chính vì khác biệt quan điểm, nên các vấn đề quốc tế đối với Mỹ sẽ rất khác khi ai lên làm tổng thống.

Đầu tiên và quan trọng nhất là trong mối quan hệ với Trung Quốc, với vấn đề Đài Loan. Nếu Trump thắng cử, căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn sẽ phức tạp hơn, như Trump đã từng tạo ra cuộc chiến tranh thương mại trong nhiệm kỳ trước của mình. Hàng rào thuế quan, các rào cản kỹ thuật sẽ được triển khai tối đa và mạnh mẽ để hạn chế Trung Quốc. Trong khi Biden sẽ theo hướng vừa đối đầu vừa tìm những điểm chung để hợp tác. Mỹ cũng sẽ ủng hộ Đài Loan mạnh hơn nếu Trump đắc cử, và sự hiện diện của Mỹ ở biển Đông cũng sẽ quyết liệt hơn.

Vấn đề tiếp theo là đường lối ứng xử của Mỹ đối với các đồng minh của mình, đặc biệt là các nước phương Tây và NATO. Nếu như Biden coi trọng và muốn duy trì phát triển các mối quan hệ này, thì Trump lại muốn sòng phẳng hơn, giảm sự phụ thuộc của các nước này vào Mỹ.

Sau cùng, đối với vấn đề biến đổi khí hậu, các chương trình giảm khí thải, năng lượng tái tạo, thì không là ưu tiên của Trump. Trong khi đó Biden và đảng Dân chủ đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực để vận động và triển khai để có được những kết quả như hiện nay. Nếu Trump thắng cử thì có thể có những cú quay xe, và hệ lụy của nó không thể hình dung được. Thí dụ những chương trình hỗ trợ tài chính, những nghiên cứu tốn kém đã được thực hiện, nếu không được tiếp tục không biết sẽ ra sao.

Từ đây đến tháng 11-2024, thời gian vẫn còn khá dài cho những bất ngờ có thể xảy ra, từ kinh tế đến địa chính trị, nhưng lại rất ngắn để chuẩn bị cho các kịch bản. Hơn lúc nào hết, tư tưởng “dĩ bất biến ứng vạn biến” cần được tập trung và phát huy trong một năm dự kiến có nhiều khó khăn thách thức này.

Theo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw