Kinh nghiệm phòng, chống tảo hôn của xã Liên Minh

Từ một xã từng có nhiều trường hợp tảo hôn và kết hôn cận huyết thống nhưng đến nay, Liên Minh (thị xã Sa Pa) đã từng bước đẩy lùi hủ tục này.

3-6512-5697.jpg
Tuyên truyền về tảo hôn được cán bộ xã, thôn đưa đến từng hộ dân.

Năm 2023, trên địa bàn thôn Nậm Than có một trường hợp nữ 17 tuổi đến ở nhà bạn trai như vợ chồng. Ngay khi phát hiện sự việc, các ban, ngành của thôn đã tổ chức đến tuyên truyền cho người nhà và người chưa đủ tuổi kết hôn, đồng thời lập biên bản, phạt theo đúng hương ước, quy ước của thôn, bản.

Ông Vù A Sình, Trưởng thôn Nậm Than chia sẻ, hộ gia đình trên đã bị thôn phạt 2 triệu đồng và không bình xét gia đình văn hóa, nêu tên phê bình trước thôn. Tuy nhiên, mức phạt này hiện không còn phù hợp, thôn đang xin ý kiến Nhân dân nâng mức phạt lên 8 - 10 triệu đồng/1 trường hợp vi phạm để tăng tính răn đe.

1-6130-7554.jpg
Xã Liên Minh xây dựng các áp phích tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia đến tận thôn.

Từ ví dụ ở thôn Nậm Than cho thấy, việc nâng cao nhận thức cho người dân trong thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn như Liên Minh nói riêng và các xã khác nói chung là điều không phải dễ.

Theo ông Lù Văn Suy, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Minh, có thể kể đến nhiều lý do dẫn đến hạn chế như trên, đó là: kinh tế - xã hội trên địa bàn xã còn khó khăn; trình độ dân trí của bà con còn thấp; một số phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ. Cùng với đó, mức xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do rào cản về ngôn ngữ…

Trước thực trạng trên, để đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể từ xã đến các thôn trên địa bàn xã Liên Minh đã quyết liệt vào cuộc. Xã Liên Minh xác định, muốn xóa bỏ các hủ tục, trước hết phải bắt đầu từ nâng cao nhận thức cho người dân, tạo động lực để bà con thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn minh. Do đó, cấp ủy, chính quyền xã quyết liệt chỉ đạo các đoàn thể xã, thôn đổi mới nội dung truyền thông, đẩy mạnh tuyên truyền về hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, lồng gắn với các phong trào thi đua, cuộc vận động về xây dựng đời sống văn hóa và nông thôn mới. Bằng nhiều giải pháp tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế từng hộ dân, công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Liên Minh đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Bà Phàn Mắn Pú, 65 tuổi, thôn Nậm Cang 1, xã Liên Minh chia sẻ, trước đây, tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã diễn ra nhiều. Nhưng bây giờ thì khác, người dân được tuyên truyền nên đã nâng cao nhận thức, nhận ra hệ lụy của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, từ đó nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật và hương ước, quy ước của thôn bản.

Trong hơn 3 năm trở lại đây, cả xã Liên Minh chỉ có 1 trường hợp 17 tuổi đến ở nhà bạn trai như vợ chồng và đã bị phạt theo quy ước, hương ước của thôn.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành của xã đã tổ chức 5 đợt kiểm tra tại các thôn để rà soát và có giải pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Qua kiểm tra cho thấy, hiện tại, trên địa bàn xã không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

2-3577-6436.jpg
Đảng viên và hội viên của các tổ chức hội là những tuyên truyền viên tích cực tại các khu dân cư.

Ông Lù Văn Suy, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Minh cho biết thêm, việc đẩy lùi các hủ tục đã tác động tích cực đến xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn xã.

Trong thời gian tới, xã Liên Minh tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân, gia đình tới toàn thể Nhân nhân để loại bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ra khỏi cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu mỗi khi thu về - thời điểm những cánh đồng ngả màu vàng óng chờ thu hoạch.

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

Ở xã Thanh Bình (huyện Mường Khương), trong những nếp nhà người Dao dù làm theo phong cách truyền thống hay hiện đại vẫn lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc từ lời ăn tiếng nói, tín ngưỡng dân gian đến các điệu dân ca… Đặc biệt, bên góc nhỏ hiên nhà, bạn sẽ được khám phá một kho truyền thống, những tri thức dân gian quý mà các cô gái Dao tuyển vẫn cần mẫn thực hành trong việc làm trang phục truyền thống của dân tộc.

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Ngày 20/10, tại thị xã Sa Pa, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai, UBND thị xã Sa Pa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cho hơn 200 học viên đến từ hệ thống trung tâm văn hóa thuộc các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn quốc.

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Tối 20/10, tại Nhà hát Đó bên bờ biển Nha Trang (Khánh Hòa), Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV - 2024 chính thức khai mạc. Sự kiện được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình CAND (ANTV), Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Khánh Hòa (KTV) cùng các nền tảng số của ANTV.

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11.

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (công viên địa chất) có diện tích hơn 3.500 km2, nằm trên địa bàn 9 huyện cùng thành phố Cao Bằng với 130 điểm di sản địa chất đa dạng, độc đáo, bao gồm các điểm di sản hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, cảnh quan đá vôi, hang động, thác nước…, trong đó có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng, đây có thể coi là tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh Cao Bằng.

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

fbytzltw