Kiểm soát nguy cơ bội chi quỹ bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh

Tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vừa được tổ chức, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị các địa phương xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trong chín tháng năm 2024, tình hình quyết toán chi bảo hiểm y tế năm 2023 và các vấn đề cần lưu ý trong thực hiện chính sách những tháng cuối năm 2024 để kiểm soát nguy cơ bội chi quỹ Bảo hiểm y tế.

4-2149-7825.jpg
Bệnh nhân và người nhà làm thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt (Hà Nội).

Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Lê Văn Phúc cho biết, so với cùng kỳ năm 2023, toàn quốc tăng 7.372 nghìn lượt (tương đương 5,8%), nâng tổng số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong chín tháng lên 134.842 nghìn lượt. Trong đó, số lượt khám, chữa bệnh nội trú tăng 7,6%, khám, chữa bệnh ngoại trú tăng 5,6%, cho thấy xu hướng tăng chỉ định điều trị nội trú. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng tới 15,5% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, tổng chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế chín tháng năm 2024 là 102.057 tỷ đồng, tăng 13.696 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó chi khám, chữa bệnh nội trú tăng 16,8% và chi khám, chữa bệnh ngoại trú tăng 13,4%.

Số liệu cho thấy, số lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến huyện cao nhất với khoảng 82,3 triệu lượt so với 30,4 triệu lượt tại tuyến tỉnh, 17,3 triệu lượt tại tuyến xã và 4,9 triệu lượt tại tuyến Trung ương. Tuy nhiên, chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán cao nhất dành cho các cơ sở tuyến tỉnh (khoảng 47.000 tỷ đồng), tiếp đó là tuyến huyện (34.000 tỷ đồng), tuyến Trung ương (19.000 tỷ đồng) và tuyến xã (2.000 tỷ đồng). Nhiều địa phương có số lượt khám, chữa bệnh và số tiền thanh toán tăng rất cao so với tỷ lệ gia tăng bình quân của toàn quốc, thậm chí tăng đến 2,5 lần số gia tăng chung...

Theo đó, có chín địa phương tăng hơn 150.000 lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế so với cùng kỳ năm 2023; 10 địa phương có số chi tăng hơn 275 tỷ đồng. Đồng thời, trong khi tỷ lệ gia tăng chi phí bình quân chín tháng là 9%, có nhiều địa phương có số gia tăng đến 26-27%... Đây là những vấn đề mà Bảo hiểm xã hội các địa phương này cần phân tích, làm rõ nguyên nhân.

Số liệu của Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến cho thấy, một số tỉnh hiện có tỷ lệ sử dụng dự toán chín tháng đầu năm 2024 cao vượt mức bình quân như: Tây Ninh 98%; Trà Vinh 94%; Quảng Nam và Bình Định là 93%; Quảng Bình, Sơn La, Cần Thơ là 91%; Sóc Trăng, Đắk Lắk và Tuyên Quang là 90%... Theo tính toán, ước tỷ lệ sử dụng dự toán toàn quốc năm 2024 có thể lên tới 116%.

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Đức Hòa đề nghị Bảo hiểm xã hội các địa phương cần đặc biệt quan tâm một số nội dung liên quan đến công tác giám định, như: Chi phí xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cả trong khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú gia tăng ở mức cao; tiền giường tăng đột biến ở khu vực khám, chữa bệnh nội trú, nhưng tiền thuốc lại giảm cả ở khu vực nội trú và ngoại trú... Bảo hiểm xã hội các địa phương cần rà soát, làm rõ các nguyên nhân, để bảo đảm quyền lợi của người bệnh bảo hiểm y tế.

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh các tháng cuối năm, ông Nguyễn Đức Hòa yêu cầu Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế tiếp tục hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố các bước kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dựa trên quy trình giám định bảo hiểm y tế; khẩn trương điều chỉnh dự toán chi theo quy định, trình lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện phân bổ kịp thời đến địa phương và cơ sở khám, chữa bệnh. Đồng thời, Trung tâm Giám định Bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến hướng dẫn kỹ năng cho Bảo hiểm xã hội các địa phương trong phân tích dữ liệu, nhận diện sớm các rủi ro… Ngoài ra, các đơn vị liên quan cần lưu ý một số nội dung cụ thể như: Bảo đảm người bệnh bảo hiểm y tế được hưởng đúng quyền lợi về giường bệnh có điều hòa (đã được kết cấu đầy đủ trong giá dịch vụ y tế được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán), mà không phải là đặc quyền của các giường dịch vụ tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội các địa phương cần tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác giám định, nghiêm cấm các hành vi tiêu cực, bảo đảm khách quan, minh bạch trong thực thi nhiệm vụ. Cùng với đó, chủ động phân tích, đánh giá, xác định các cơ sở có chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao, kịp thời có văn bản thông báo cho Sở Y tế và cơ sở khám, chữa bệnh. Đồng thời, tổ chức làm việc với một số cơ sở khám, chữa bệnh cùng hạng, cùng tuyến, cùng chuyên khoa có chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế gia tăng (theo thông báo của Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến), để đề nghị cơ sở khám, chữa bệnh điều chỉnh đúng quy định đối với những chi phí không hợp lý.

Kết quả tổng hợp của Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho thấy, với số dự toán toàn quốc năm 2023 gần 118.202 tỷ đồng, số chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và chi phát sinh năm 2023 theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội các tỉnh đến thời điểm 30/6/2024 là hơn 123.061 tỷ đồng. Cân đối dự toán năm 2023, quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã bội chi hơn 4.859 tỷ đồng, trong đó có 48/66 đơn vị vượt dự toán với số tiền hơn 5.764 tỷ đồng.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Những năm qua, các trường học trên địa bàn biên giới đã có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần giúp học sinh hình thành ý thức, thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ

Gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ

Chiều 21/11, tại Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 (Quân khu 2), Huyện ủy Bảo Yên phối hợp với Đảng ủy Trung đoàn 98 tổ chức gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

fbytzltw