Khơi niềm tự hào nền văn minh sông Hồng nơi đầu nguồn biên giới

Sông Hồng là một tuyến sông lớn chảy dài hơn 500km trên đất nước Việt Nam; trong đó, riêng đoạn thượng nguồn chảy qua tỉnh biên giới Lào Cai chiếm khoảng 1/4. Hàng nghìn năm nay, nơi đây đã hình thành nền văn minh sông Hồng với nhiều giá trị riêng có, đặc biệt là về văn hóa – con người. Đó cũng là niềm tự hào để khơi dậy khát vọng phát triển.

Gần 20 năm kể từ khi theo tiếng gọi của Đảng, dắt díu vợ con ra dải biên giới Lũng Pô (xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) lập nghiệp, ông Ma Seo Páo cùng mười mấy hộ dân năm xưa đã góp phần làm trù phú mảnh đất nơi đầu nguồn sông Hồng chảy vào đất Việt, đưa Lũng Pô trở thành thôn nông thôn mới đầu tiên của xã.

"Khi mới chuyển vào đây toàn đất bỏ hoang thôi. Dần dần Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư điện lưới, kéo nước sinh hoạt cho bà con, đầu tư giống dứa cho bà con trồng cũng rất có hiệu quả; sau này chuyển sang trồng chuối, sắn, mít, xoài, rồi trồng cam. Từ đó, đời sống càng ngày càng phát triển, bà con đoàn kết giữ gìn an ninh biên giới, cả thôn giờ không có trẻ con bỏ học, có cả mấy trường hợp thi đỗ đại học rồi", ông Páo tâm sự.

Cột cờ Lũng Pô nơi sông Hồng chảy vào đất Việt.

Lũng Pô hiện còn là một địa chỉ du lịch nổi tiếng với cột mốc biên giới 92 và lá cờ rộng 25 m2 tượng trưng cho 25 dân tộc của tỉnh Lào Cai. Từ Lũng Pô, sông Hồng chảy qua 4 huyện và thành phố Lào Cai rồi qua Yên Bái về xuôi. Nhưng khúc thượng nguồn dài 128 km này còn ẩn chứa nhiều điều đặc biệt.

Năm 2019, tại một gò cao nằm bên tả ngạn con ngòi lớn đổ ra sông Hồng (thuộc xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai), một chiếc trống đồng quý hiếm được phát hiện. Theo Nhà khảo cổ học, Giáo sư, Tiến Sĩ Trịnh Sinh, đây là chiếc trống loại A được đúc tạo tinh vi, cùng với những họa tiết trên trống như chim Lạc, ngôi sao 12 cánh, người chèo thuyền, nhảy múa, hình con bò, bông lúa... đã phản ánh đời sống vật chất – tinh thần phong phú ở mảnh đất Lào Cai xưa.

"Chiếc trống đồng này rất đẹp và tương đối hoàn chỉnh. Ngoài ý nghĩa mỹ thuật còn có giá trị lịch sử rất quan trọng. Vì trống đồng này là trống của cư dân Đông Sơn, mà Đông Sơn là nền tảng vật chất của văn minh thời vua Hùng. Tức là từ cách đây hơn 2.000 năm, các cư dân của vua Hùng đã đến Lào Cai lập nghiệp, điều đó có ý nghĩa lịch sử, chủ quyền rất lớn", Giáo sư, Tiến Sĩ Trịnh Sinh cho biết.

Trống đồng Gia Phú ở Lào Cai được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Cùng với Trống đồng Pha Long, Trống đồng Gia Phú đã trở thành Bảo vật Quốc gia thứ 2 được công nhận ở Lào Cai.

Theo Tiến sĩ Dương Tuấn Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Lào Cai, từ xa xưa, tuyến sông Hồng qua Lào Cai đã là con đường vận chuyển, trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa lớn với các vùng lân cận. Rất nhiều di vật, cổ vật quý từ nền văn hóa Sơn Vi thời đồ đá cũ đến nền văn hóa Đông Sơn đã được tìm thấy tại Lào Cai đều có nét tương đồng.

"Phải tìm lại toàn bộ con đường đi của nó thì đều gắn với dòng sông Hồng. Sau này đến thời kì Pháp thuộc, toàn bộ tuyến đường sắt Điền Việt đều chạy dọc theo sông Hồng. Dọc sông Hồng cũng có rất nhiều cánh đồng phì nhiêu, rất nhiều thôn, bản của đồng bào các dân tộc thiểu số, và cả của người Kinh, đều được dòng sông Hồng nuôi dưỡng từ xa xưa đến nay, nó đã tạo ra một nét văn hóa riêng cho Lào Cai, rất là đậm đặc", Tiến sĩ Dương Tuấn Nghĩa nói.

Sông Hồng đoạn qua thành phố Lào Cai.

Thời gian qua, Lào Cai đã tập trung trí tuệ xây dựng nên Quy hoạch tỉnh cho giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, lấy sông Hồng làm trục động lực cho phát triển.

Theo Quy hoạch tỉnh mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trục kinh tế động lực dọc sông Hồng của Lào Cai sẽ chạy thẳng qua vùng trung tâm gồm thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng và một phần của huyện Bát Xát, bao quanh bởi 2 khu vực vùng cao và vùng thấp. Hai cực ở 2 đầu trục sông Hồng này sẽ là điểm kết nối vùng Tây Nam (Trung Quốc) với hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và khu vực ASEAN.

Với Quy hoạch này, Lào Cai đã xác định rõ hơn vai trò quan trọng của sông Hồng, lấy dòng chảy lớn đầu nguồn này thành nơi hội tụ đa giá trị để tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển.

"Làm sao để thông qua quy hoạch này chúng ta có thể làm nổi bật, khơi dậy lòng tự hào của người Lào Cai, đã có một dòng sông Hồng, một nền văn minh, nền văn hóa Đông Sơn, và làm sao kết nối được văn hóa lịch sử với các địa phương, và làm sao chúng ta kết nối để khai thác được nguồn lực đó là từ du lịch. Như vậy động lực này là một trục rất quan trọng, kết nối cả hạ tầng, cả doanh nghiệp, cả văn hóa lịch sử và du lịch", ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh.

Lào Cai xác định lấy sông Hồng làm trục động lực để phát triển kinh tế.

Nhìn từ bản đồ quy hoạch, trong tương lai không xa, dọc sông Hồng qua Lào Cai sẽ hiện hữu những khu đô thị hiện đại, sầm uất đôi bờ, dịch vụ sôi động, công nghiệp hóa nhộn nhịp, giao thông các tuyến thủy, bộ, sắt cùng hệ thống logictic phát triển, kết nối mọi miền. Đó là khát vọng của Lào Cai về một cực tăng trưởng, một trung tâm kết nối giao thương, một miền biên viễn giàu mạnh. Khát vọng ấy được khơi dậy từ nền tảng văn hóa – con người, từ nền văn minh sông Hồng nghìn năm hội tụ, lấy đó làm nguồn lực và sức mạnh nội sinh để vững vàng tiến lên phía trước.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Nghệ sĩ làm mới nghệ thuật truyền thống

Trước một số ý kiến cho rằng, liệu việc quá chú trọng vào giữ gìn bản sắc truyền thống có vô tình trở thành rào cản cho sự sáng tạo và đổi mới? Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, một số chuyên gia khẳng định, đúng là nếu chỉ tập trung vào bảo tồn mà không thúc đẩy sáng tạo, nghệ thuật có thể trở nên trùng lặp, ít sức hút với người trẻ…

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Lào Cai: Một học sinh giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong khu vực Việt Nam 2025. Ban Tổ chức đã trao giải cho các thí sinh xuất sắc, trong đó, thí sinh Nguyễn Đức Minh, học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) đã đoạt Huy chương Vàng môn Piano ở bảng thi không chuyên.

Nghệ thuật - Cầu nối sẻ chia và hòa nhập

Nghệ thuật - Cầu nối sẻ chia và hòa nhập

Giống như cầu nối cảm xúc giúp mọi người xích lại gần nhau, những dự án nghệ thuật dành cho người khuyết tật không chỉ mang đến phương tiện để họ biểu đạt, thể hiện bản thân, mà còn tạo ra không gian sẻ chia, nơi người khuyết tật được kết nối với cộng đồng, được lắng nghe, thấu hiểu và hòa nhập xã hội.

Phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào sự tham gia của cộng đồng

Phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào sự tham gia của cộng đồng

Cộng đồng dân cư là chủ thể của di sản nói chung, di sản thế giới nói riêng. Việc để người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân, tưởng nhớ và lan tỏa sâu sắc hơn nữa những giá trị vĩ đại mà Người để lại tới toàn thể nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

fb yt zl tw