Khởi động Giải Khoảnh Khắc Vàng: Tìm kiếm các tác phẩm ảnh báo chí xuất sắc

Khoảnh Khắc Vàng là giải ảnh báo chí do TTXVN tổ chức trên quy mô toàn quốc, nhằm tìm kiếm và tôn vinh những tác phẩm báo chí lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng qua lăng kính nhiếp ảnh. 

Lễ phát động Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc Vàng lần thứ Bảy.
Lễ phát động Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc Vàng lần thứ Bảy.

Ngày 24/10, Thông tấn xã Việt Nam phát động Giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng lần thứ Bảy nhằm tôn vinh những “tay máy” xuất sắc, những tác phẩm báo chí ghi trọn những khoảnh khắc ấn tượng, cảm xúc thông qua lăng kính nhiếp ảnh.

Phát biểu tại lễ phát động, bà Vũ Việt Trang, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam cho hay Khoảnh Khắc Vàng là diễn đàn quy tụ các nhà báo, nhà nhiếp ảnh thể hiện tài năng, tính chuyên nghiệp trong xử lý kỹ thuật và sự nhanh nhạy để chớp được những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, thể thao...

“Qua 6 mùa giải, hàng nghìn tác phẩm ảnh báo chí chất lượng, có sức lan tỏa và lay động người xem đã được gửi đến dự thi, cho thấy đời sống nhiếp ảnh báo chí vô cùng sôi động, không ngừng phát triển theo nhịp sống của đất nước và ngày càng hội nhập sâu rộng với nhiếp ảnh thế giới,” bà Vũ Việt Trang cho biết.

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang, Chủ tịch Hội đồng Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc Vàng lần thứ Bảy trả lời câu hỏi của báo chí sau lễ phát động.
Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang, Chủ tịch Hội đồng Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc Vàng lần thứ Bảy trả lời câu hỏi của báo chí sau lễ phát động.

Về thể lệ, ông Nguyễn Thắng, Tổng Biên tập Báo Ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Trưởng Ban Thường trực Giải cho biết tác giả phải đảm bảo tính chính xác, trung thực về nội dung thông tin của tác phẩm và chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm. Ảnh báo chí không chấp nhận chỉnh sửa.

Đối tượng dự thi gồm các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp là công dân Việt Nam và người nước ngoài.

“Những tác phẩm tham dự giải cần phản ánh đa dạng mọi khía cạnh của đời sống chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, công nghệ, môi trường... của Việt Nam; thể hiện những góc nhìn đặc sắc, nhân văn và trách nhiệm với đất nước và cộng đồng xã hội,” ông Nguyễn Thắng cho biết.

Ông Nguyễn Thắng, Tổng Biên tập Báo ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Trưởng ban Thường trực Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc Vàng lần thứ Bảy công bố thể lệ cuộc thi.
Ông Nguyễn Thắng, Tổng Biên tập Báo ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Trưởng ban Thường trực Giải Ảnh báo chí Khoảnh khắc Vàng lần thứ Bảy công bố thể lệ cuộc thi.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về tình trạng “lạm dụng” flycam trong một số cuộc thi gần đây, ông Thắng cho rằng Hội đồng Giải thưởng không giới hạn các tác giả về mặt thiết bị.

“Flycam cũng là một loại thiết bị chụp ảnh. Các tác giả hoàn toàn có thể sử dụng. Chúng tôi không có sự phân biệt hay giới hạn về máy móc. Hội đồng Giải thưởng chỉ đánh giá tác phẩm về mặt thông tin, chất lượng hình ảnh, thông điệp, khoảnh khắc tuyệt vời mà tác giả ghi lại được,” ông Thắng nêu rõ.

Giải ảnh báo chí Khoảng Khắc Vàng lần thứ Bảy có sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Lễ trao giải dự kiến diễn ra trong tháng 12/2024.

Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam chủ trì họp báo ngay sau lễ phát động.
Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam chủ trì họp báo ngay sau lễ phát động.

Ban Tổ chức chỉ nhận tác phẩm dự thi tại website của giải:

https://khoanhkhacvang.vn/

Thông số trên file phải nguyên vẹn, không chỉnh sửa.

Thời gian nhận tác phẩm: Từ ngày 24/10/2024 và nhận tác phẩm đến hết ngày 30/11/2024.

Tác phẩm ảnh gửi dự thi là ảnh đơn hoặc bộ ảnh gồm từ 5 đến 10 ảnh. Ảnh dự thi là ảnh màu hoặc đen trắng. Tác phẩm được chụp trong thời gian từ ngày 15/8/2023 đến hết ngày 30/11/2024, bằng phương pháp hiện thực, có thể chỉnh ánh sáng nhưng tuyệt đối không ghép hay thêm, bớt chi tiết làm sai lệch thực tế. Mỗi tác giả có quyền gửi không hạn chế số lượng tác phẩm.

Cơ cấu giải thưởng gồm hai bộ giải cho ảnh đơn và ảnh bộ: 1 Giải Nhất trị giá 20 triệu đồng; 2 Giải Nhì, mỗi giải trị giá 15 triệu đồng; 3 Giải Ba, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 5 Giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Hội đồng Giám khảo sẽ chọn một số tác phẩm trưng bày tại Lễ trao giải, các tác giả được hưởng nhuận ảnh là 500.000 đồng/tác phẩm.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu mỗi khi thu về - thời điểm những cánh đồng ngả màu vàng óng chờ thu hoạch.

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

[Ảnh] Rực rỡ trang phục người Dao tuyển Thanh Bình

Ở xã Thanh Bình (huyện Mường Khương), trong những nếp nhà người Dao dù làm theo phong cách truyền thống hay hiện đại vẫn lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc từ lời ăn tiếng nói, tín ngưỡng dân gian đến các điệu dân ca… Đặc biệt, bên góc nhỏ hiên nhà, bạn sẽ được khám phá một kho truyền thống, những tri thức dân gian quý mà các cô gái Dao tuyển vẫn cần mẫn thực hành trong việc làm trang phục truyền thống của dân tộc.

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng

Ngày 20/10, tại thị xã Sa Pa, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai, UBND thị xã Sa Pa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động Câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cho hơn 200 học viên đến từ hệ thống trung tâm văn hóa thuộc các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn quốc.

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Khai mạc Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024: Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá

Tối 20/10, tại Nhà hát Đó bên bờ biển Nha Trang (Khánh Hòa), Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV - 2024 chính thức khai mạc. Sự kiện được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình CAND (ANTV), Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Khánh Hòa (KTV) cùng các nền tảng số của ANTV.

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Triển lãm ảnh về di sản Việt Nam qua phim

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11.

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Vai trò cộng đồng trong bảo tồn di sản địa chất

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (công viên địa chất) có diện tích hơn 3.500 km2, nằm trên địa bàn 9 huyện cùng thành phố Cao Bằng với 130 điểm di sản địa chất đa dạng, độc đáo, bao gồm các điểm di sản hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, cảnh quan đá vôi, hang động, thác nước…, trong đó có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng, đây có thể coi là tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh Cao Bằng.

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

fbytzltw