Khởi động Cuộc thi vẽ tranh Di sản văn hoá Việt Nam qua hội hoạ

Ngày 18/5, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Trịnh Gia tổ chức Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Di sản văn hoá Việt Nam qua hội họa”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cuộc thi dành cho những người yêu hội họa, khuyến khích các họa sĩ trẻ, sinh viên mỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng chuyên mỹ thuật và các trường văn hóa, nghệ thuật trên phạm vi cả nước, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài.

Ban Tổ chức công bố các thông tin về cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hoá Việt Nam qua hội họa”.

Ban Tổ chức công bố các thông tin về cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hoá Việt Nam qua hội họa”.

Các tác giả tham gia cuộc thi bằng tranh vẽ với nội dung thể hiện giá trị của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các danh lam thắng cảnh trên mọi vùng miền của Việt Nam, với phong cách thể hiện tự do. Tranh dự thi được vẽ trên vải, vóc, bằng các chất liệu sơn dầu, sơn mài, acrylic, tranh lụa, tranh đồ họa...

Theo Ban Tổ chức, cuộc thi không giới hạn số lượng tác phẩm dành cho mỗi tác giả. Từ các tác phẩm dự thi, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn 100 tác phẩm, bao gồm 27 tác phẩm đạt giải và 73 tác phẩm được chọn vào vòng Chung khảo, sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và một địa điểm khác.

Tổng giải thưởng cuộc thi trị giá 960 triệu đồng, gồm: 1 giải Xuất sắc 100 triệu đồng; 1 giải Nhất 75 triệu đồng; 2 giải Nhì mỗi giải 50 triệu đồng; 3 giải Ba mỗi giải 40 triệu đồng; 20 giải Khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng. 73 tác phẩm được chọn vào vòng Chung khảo mỗi tác phẩm 5 triệu đồng cùng Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.

Bức tranh “Hoa Lư hoài cổ” của họa sĩ Văn Tiến.

Ban Tổ chức cũng hé lộ, Ban giám khảo của cuộc thi có sự góp mặt của 3 hoạ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam. Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hoá Việt Nam qua hội họa” sẽ được triển khai từ tháng 5/2023 đến tháng 9/2023. Việc công bố giải thưởng, trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải dự kiến sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2023.

Nhà báo & Công luận

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw